Đừng quá lo lắng khi bị HbsAg dương tính !

      NAHAK - [email protected]
  • Than phiền
  • gplus
  • pinterest
Tôi kiểm tra thấy HBsAg dương tính đã hơn 1 năm. 3 lần đi kiểm tra lần nào men gan tôi đều bình thường và bác sĩ ko cho đơn thuốc . Nhưng lần này bác sĩ cho tôi uống levirix ( Adepovir 10 mg ). Với tình trạng là người lành mang bệnh liệu tôi có cần điều trị ko? Xin chân thành cảm ơn!
Đừng quá lo lắng khi bị HbsAg dương tính !

Xét nghiệm HBsAg dương tính (+) là trường hợp rất hay gặp. Đã có nhiều người mất ăn mất ngủ, tốn tiền vô ích chỉ vì kết quả xét nghiệm HBsAg (+) khi gặp phải thầy thuốc không có tâm trong khi HBsAg (+) chưa phải là đã dính bệnh viêm gan siêu vi (VGSV) B.

 

Theo Bác sĩ Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm (Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM): "Kết quả xét nghiệm HBsAg (+) là rất thường gặp ở người dân trong nước, bình quân, cứ xét nghiệm máu trên 10 người, thì có 2 người cho kết quả HBsAg (+).

 

Tuy nhiên, đây chỉ là những người lành mang trùng; đó là chưa nói đến độ tin cậy về xét nghiệm của một số nơi, có thể cho kết quả dương tính giả (có thể do kỹ thuật làm; do kíp - loại test dùng trong xét nghiệm không tốt...)! Chính vì vậy, khi làm xét nghiệm cần chọn nơi đáng tin cậy (như Viện Pasteur, hay các cơ sở y tế lớn...)"

 

Tương tự, bác sĩ Bành Vũ Điền - Trưởng khoa Viêm gan (Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM) cũng cho biết: "HBsAg (+) chiếm khoảng 15% - 20% dân số trong nước. Nhưng đây chỉ là một xét nghiệm tầm soát, chỉ nói lên người đó có nhiễm siêu vi B thôi, chứ chưa hẳn đã là mắc bệnh VGSV B".

 

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh: "Một người có HBsAg (+) thì cần làm tiếp xét nghiệm men gan. Nếu men gan tăng trong vòng 6 tháng (làm lần đầu men gan tăng, theo dõi, mấy tháng sau làm lại cũng tăng) thì mới gọi là VGSV B mãn. Còn nếu men gan tăng, rồi giảm lại ở lần xét nghiệm sau trong vòng trước 6 tháng, thì đó chỉ là VGSV B cấp". Còn theo bác sĩ Bành Vũ Điền, kỹ hơn cần làm thêm xét nghiệm sinh học phân tử (định lượng HBV DNA).

 

Một người có kết quả HBsAg (+) thì các thành viên trong gia đình cần làm xét nghiệm kiểm tra xem có bị nhiễm bệnh chưa, có kháng thể chưa. Chỉ tiêm ngừa khi chưa bị nhiễm (HBsAg âm tính) hoặc bị nhiễm (HBsAg (+)) nhưng chưa có kháng thể. Còn xét nghiệm có HBsAg (+) nhưng đã có kháng thể rồi thì không cần tiêm ngừa.

 

VGSV B lây qua đường máu, đường tình dục, từ mẹ sang con (nhiều nhất là trong lúc sinh và sau khi sinh). Nếu bà mẹ đang mang thai, phát hiện bị nhiễm bệnh, thì con sinh ra phải được tiêm thuốc trong vòng 12 giờ đầu sau sinh và không được cho trẻ bú mẹ để tránh bị lây nhiễm bệnh. Đây là điều rất quan trọng, bởi nhiều bà mẹ mang thai không biết mình bị bệnh, nên không có biện pháp phòng cho con khiến trẻ bị lây nhiễm (70% trẻ bị lây nhiễm trong năm đầu).

 

Người lành mang trùng cũng có thể lây bệnh cho người khác, vì thế cần phải dùng bàn chải đánh răng riêng, dao cạo râu riêng... Ăn uống chung, tiếp xúc không làm lây bệnh, trừ khi bị chảy máu. Đối tượng dễ bị lây nhiễm là nhân viên y tế (gặp nhiều nhất), cô giáo nhà trẻ.

 

Khi nào mới cần điều trị?

 

Bác sĩ Trương Hữu Khanh cho rằng, đối với những trường hợp bị VGSV B cấp, triệu chứng bệnh biểu hiện bao gồm: vàng da, nước tiểu vàng, sốt nhẹ, chán ăn, rối loạn tiêu hóa... chỉ cần nhập viện để được theo dõi. Cần nghỉ ngơi, dùng ít thuốc bổ, ăn uống làm nhiều bữa để dễ dung nạp; hạn chế dùng một số loại thuốc, thực phẩm (bia, rượu...) có hại đến gan. Đa phần ở thể cấp, bệnh sẽ tự lui.

 

Còn theo bác sĩ Bành Vũ Điền: "Có một điểm đặc biệt là, những người trên 20 tuổi nếu mắc bệnh, thì diễn tiến bệnh thường lành tính hơn. Nghĩa là, bệnh thường ở thể cấp tính, không cần chữa thuốc đặc hiệu, bệnh cũng sẽ tự khỏi. Chỉ độ 10% trường hợp có thể diễn tiến sang bệnh mãn tính.

 

Tuy nhiên, thực tế hiện nay có quá nhiều bác sĩ vì không nắm chuyên môn hay vì lý do khác đã lạm dụng trong việc điều trị, điều trị không đúng, chỉ khổ cho người bệnh. Nguy hiểm nhất là mắc bệnh ở trẻ sơ sinh: hơn 90% sẽ diễn tiến sang mãn tính vì nhiều trường hợp mắc bệnh nhưng không có biểu hiện lâm sàng rõ (chỉ qua xét nghiệm mới biết). Đây mới thực sự là mối nguy, bởi không những bệnh dẫn đến mãn tính nặng, mà còn là mầm bệnh làm lây lan cho người khác".

 

Việc điều trị VGSV B mãn tính có rất nhiều phác đồ, tuy nhiên đây là những thuốc rất đắt tiền và thời gian điều trị rất lâu, tính bằng năm, phần lớn là điều trị ngoại trú. Nếu bị bệnh mãn tính cần chọn thầy thuốc có chuyên môn để được theo dõi, điều trị lâu dài, nhiều khi suốt đời.

 

Nếu bệnh mãn tính mà không chữa trị có thể dẫn đến xơ gan, ung thư gan (tỷ lệ dẫn đến xơ, ung thư gan dưới 20%). Cũng có trường hợp bệnh mãn tính, nhưng cũng tự hết.

 

Hy vọng những thông tin của chúng tôi đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc của mình!

 

Chúc bạn sức khỏe!

Bs.GiaThuoc

 

Tag :

  • gplus
  • pinterest
Bình luận (0)
Đánh giá:

Đừng quá lo lắng khi bị HbsAg dương tính !

Tôi kiểm tra thấy HBsAg dương tính đã hơn 1 năm. 3 lần đi kiểm tra lần nào men gan tôi đều bình thường và bác sĩ ko cho đơn thuốc . Nhưng lần này bác sĩ cho tôi uống levirix ( Adepovir 10 mg ). Với tình trạng là người lành mang bệnh liệu tôi có cần điều trị ko? Xin chân thành cảm ơn!


Dung qua lo lang khi bi HbsAg duong tinh !


Toi kiem tra thay HBsAg duong tinh da hon 1 nam. 3 lan di kiem tra lan nao men gan toi deu binh thuong va bac si ko cho don thuoc . Nhung lan nay bac si cho toi uong levirix ( Adepovir 10 mg ). Voi tinh trang la nguoi lanh mang benh lieu toi co can dieu tri ko? Xin chan thanh cam on!


Xet nghiem HBsAg duong tinh (+) la truong hop rat hay gap. Da co nhieu nguoi mat an mat ngu, ton tien vo ich chi vi ket qua xet nghiem HBsAg (+) khi gap phai thay thuoc khong co tam trong khi HBsAg (+) chua phai la da dinh benh viem gan sieu vi (VGSV) B.

 

Theo Bac si Truong Huu Khanh - Truong khoa Nhiem (Benh vien Nhi dong 1, TP.HCM): "Ket qua xet nghiem HBsAg (+) la rat thuong gap o nguoi dan trong nuoc, binh quan, cu xet nghiem mau tren 10 nguoi, thi co 2 nguoi cho ket qua HBsAg (+).

 

Tuy nhien, day chi la nhung nguoi lanh mang trung; do la chua noi den do tin cay ve xet nghiem cua mot so noi, co the cho ket qua duong tinh gia (co the do ky thuat lam; do kip - loai test dung trong xet nghiem khong tot...)! Chinh vi vay, khi lam xet nghiem can chon noi dang tin cay (nhu Vien Pasteur, hay cac co so y te lon...)"

 

Tuong tu, bac si Banh Vu Dien - Truong khoa Viem gan (Benh vien Cho Ray, TPHCM) cung cho biet: "HBsAg (+) chiem khoang 15% - 20% dan so trong nuoc. Nhung day chi la mot xet nghiem tam soat, chi noi len nguoi do co nhiem sieu vi B thoi, chu chua han da la mac benh VGSV B".

 

Theo bac si Truong Huu Khanh: "Mot nguoi co HBsAg (+) thi can lam tiep xet nghiem men gan. Neu men gan tang trong vong 6 thang (lam lan dau men gan tang, theo doi, may thang sau lam lai cung tang) thi moi goi la VGSV B man. Con neu men gan tang, roi giam lai o lan xet nghiem sau trong vong truoc 6 thang, thi do chi la VGSV B cap". Con theo bac si Banh Vu Dien, ky hon can lam them xet nghiem sinh hoc phan tu (dinh luong HBV DNA).

 

Mot nguoi co ket qua HBsAg (+) thi cac thanh vien trong gia dinh can lam xet nghiem kiem tra xem co bi nhiem benh chua, co khang the chua. Chi tiem ngua khi chua bi nhiem (HBsAg am tinh) hoac bi nhiem (HBsAg (+)) nhung chua co khang the. Con xet nghiem co HBsAg (+) nhung da co khang the roi thi khong can tiem ngua.

 

VGSV B lay qua duong mau, duong tinh duc, tu me sang con (nhieu nhat la trong luc sinh va sau khi sinh). Neu ba me dang mang thai, phat hien bi nhiem benh, thi con sinh ra phai duoc tiem thuoc trong vong 12 gio dau sau sinh va khong duoc cho tre bu me de tranh bi lay nhiem benh. Day la dieu rat quan trong, boi nhieu ba me mang thai khong biet minh bi benh, nen khong co bien phap phong cho con khien tre bi lay nhiem (70% tre bi lay nhiem trong nam dau).

 

Nguoi lanh mang trung cung co the lay benh cho nguoi khac, vi the can phai dung ban chai danh rang rieng, dao cao rau rieng... An uong chung, tiep xuc khong lam lay benh, tru khi bi chay mau. Doi tuong de bi lay nhiem la nhan vien y te (gap nhieu nhat), co giao nha tre.

 

Khi nao moi can dieu tri?

 

Bac si Truong Huu Khanh cho rang, doi voi nhung truong hop bi VGSV B cap, trieu chung benh bieu hien bao gom: vang da, nuoc tieu vang, sot nhe, chan an, roi loan tieu hoa... chi can nhap vien de duoc theo doi. Can nghi ngoi, dung it thuoc bo, an uong lam nhieu bua de de dung nap; han che dung mot so loai thuoc, thuc pham (bia, ruou...) co hai den gan. Da phan o the cap, benh se tu lui.

 

Con theo bac si Banh Vu Dien: "Co mot diem dac biet la, nhung nguoi tren 20 tuoi neu mac benh, thi dien tien benh thuong lanh tinh hon. Nghia la, benh thuong o the cap tinh, khong can chua thuoc dac hieu, benh cung se tu khoi. Chi do 10% truong hop co the dien tien sang benh man tinh.

 

Tuy nhien, thuc te hien nay co qua nhieu bac si vi khong nam chuyen mon hay vi ly do khac da lam dung trong viec dieu tri, dieu tri khong dung, chi kho cho nguoi benh. Nguy hiem nhat la mac benh o tre so sinh: hon 90% se dien tien sang man tinh vi nhieu truong hop mac benh nhung khong co bieu hien lam sang ro (chi qua xet nghiem moi biet). Day moi thuc su la moi nguy, boi khong nhung benh dan den man tinh nang, ma con la mam benh lam lay lan cho nguoi khac".

 

Viec dieu tri VGSV B man tinh co rat nhieu phac do, tuy nhien day la nhung thuoc rat dat tien va thoi gian dieu tri rat lau, tinh bang nam, phan lon la dieu tri ngoai tru. Neu bi benh man tinh can chon thay thuoc co chuyen mon de duoc theo doi, dieu tri lau dai, nhieu khi suot doi.

 

Neu benh man tinh ma khong chua tri co the dan den xo gan, ung thu gan (ty le dan den xo, ung thu gan duoi 20%). Cung co truong hop benh man tinh, nhung cung tu het.

 

Hy vong nhung thong tin cua chung toi da giup ban giai dap duoc nhung thac mac cua minh!

 

Chuc ban suc khoe!

Bs.GiaThuoc

 

RẤT NHIỀU SẢN PHẨM

DANH BẠ PHONG PHÚ

Đa dạng hàng trăm ngàn thuốc

CÁC THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG

ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC

Chi tiết từng ngõ, phố, quận, huyện

TIN TỨC CẬP NHẬT

TIN SỨC KHỎE HỮU ÍCH

Các tin y tế cập nhật liên tục

HỖ TRỢ NHANH CHÓNG

HỖ TRỢ NHANH CHÓNG

Tư vẫn miễn phí, nhiệt tình

RẤT NHIỀU SẢN PHẨM

DANH BẠ PHONG PHÚ

Đa dạng hàng trăm ngàn thuốc

TIN TỨC CẬP NHẬT

TIN SỨC KHỎE HỮU ÍCH

Các tin y tế cập nhật liên tục

Giá Thuốc www.giathuoc.net Hà Nội, Việt Nam 123 ABC VN-HN 10000 VN ‎0912121212