Tăng huyết áp (THA) là một bệnh rất thường gặp và đang trở thành một vấn đề sức khỏe trên toàn cầu do sự gia tăng tuổi thọ và tăng tần suất các yếu tố nguy cơ. Ở Việt Nam, tần suất THA ngày càng gia tăng khi nền kinh tế phát triển; các số liệu thống kê điều tra THA cho thấy: năm 1960 THA chiếm 1% dân số, 1982 là 1,9% và năm 1992 tăng lên 11.79% dân số và năm 2002 ở miền Bắc là 16,3%.
Điều trị THA làm giảm khoảng 40% nguy cơ đột quỵ và khoảng 15% nguy cơ
nhồi máu cơ tim.Vậy để ngăn ngừa những
biến chứng nguy hiểm của bệnh THA, mỗi người cần phải biết chính xác mình có bị THA hay không? và nếu bị THA, thì cần phải theo dõi, điều trị hiệu quả.
Vậy làm thế nào để biết mình bị THA?
Chỉ có một cách duy nhất, đơn giản và dễ thực hiện để biết có bị THA hay không là đo huyết áp (HA). Tất cả người lớn nên đo HA ít nhất 01 lần mỗi 1 năm.Với người có HA bình thường cao hoặc những người có con số HA cao bất kể lúc nào trước đó thì nên đo lại hàng tháng. Nếu HA chỉ tăng nhẹ, chúng ta nên đo nhiều lần theo dõi trong nhiều tháng, vì có thể chúng sẽ giảm xuống đạt đến ngưỡng bình thường. Nếu các bệnh nhân có HA tăng cao đáng kể, có biểu hiện tổn thương cơ quan đích do THA hoặc có bằng chứng nguy cơ
tim mạch cao hoặc rất cao, nên đo HA lại sau thời gian ngắn vài tuần hoặc vài ngày.
Đặc điểm của HA là có sự biến thiên khá lớn trong ngày và giữa các ngày. Do đó, chẩn đoán THA phải dựa vào nhiều lần đo tại các thời điểm khác nhau. Đo HA có thể được thực hiện bởi bác sĩ hoặc y tá tại phòng khám hoặc tại bệnh viện, hoặc tự đo bởi bệnh nhân tại nhà nhưng TỐT NHẤT là được đo bằng HA lưu động 24 giơ (Holter huyết áp).
Đo huyết áp liên tụclà gì?
Holter HA là theo dõi HA lưu động(ABPM = ambulatory blood pressure monitoring). Đó là máy đo HA tự động, theo dõi HA liên tục 24 giờ trong điều kiện ngoại trú, ban ngày máy có thể đo mỗi 15-30 phút 1 lần và ban đêm mỗi 30 phút - 1 giờ 1 lần,trong điều kiện bệnh nhân làm việc, ăn ngủ, sinh hoạt bình thường.
Máy gọn nhẹ có kích cỡ như một radio Walkman. Người bệnh có thể bỏ máy vào túi hoặc đeo bên hông trong khi đi lại hoặc làm công việc thường ngày của mình. Sau đó 24 giờ sẽ nạp vào máy vi tính và bác sĩ chuyên trách sẽ in ra 1 bảng kết quả đo và biểu đồ huyết áp dao động trong ngày.
Nhờ số lần đo > 70 lần/ ngày mà bác sĩ sẽ biết được chính xác hơn HA của bệnh nhân và biết được thời điểm nào HA lên cao hoặc có tụt HA không để điều chỉnh thuốc hạ áp. Bình thường HA vào ban đêm giảm 10% (khoảng trũng sinh lý ban đêm). Ở những bệnh nhân không có khoảng trũng sinh lý ban đêm, sẽ liên quan đến các
biến chứng của THA> một số nghiên cứu cho rằng HA ban đêm là một dấu hiệu có giá trị tiên lượng các nguy cơ
tim mạch.
Holter HA không chỉ định thường quy nhưng hiệu quả đánh giá tình trạng HA trong khi điều trị là khá lớn và cho đến nay đây là biện pháp tốt nhất để đánh giá hiệu quả điều trị so với đo HA tại phòng khám hoặc tự đo tại nhà.
Chỉ định đo holter huyết áp
- Huyết áp dao động bất thường.
- Nghi ngờ “
tăng huyết áp áo choàng trắng”.
- Cần thông tin để quyết định điều trị.
- Đánh giá
tăng huyết áp ban đêm.
- Xác định hiệu quả của thuốc qua 24 giờ.
- Chẩn đoán và điều trị
tăng huyết áp thai kỳ.
- Đánh giá hạ huyết áp triệu chứng.
Quy trình đo holter huyết áp
Bác sĩ ghi phiếu chỉ định Holter HA,hướng dẫn bệnh nhân đến PKĐK Minh Đức để gắn máy hoặc nhận phiếu hẹn ngày giờ gắn máy (nếu thiếu máy). Dặn dò bệnh nhân tiếp tục uống thuốc theo toa thuốc hoặc ngưng thuốc tùy theo từng trường hợp. đồng thời tắm rửa sạch ở nhà, mặc áo rộng, ngắn tay, tốt nhất là áo có xẻ nút trước ngực, mang theo chứng minh nhân dân hoặc tiền đặt cọc máy
Điều dưỡng nhận bệnh hướng dẫn bệnh nhân đến quầy thu phí làm thủ tục đăng ký tại quầy tiếp tân, thu phí, gửi lại CMND (nếu không có CMND thì đặt cọc tiền) và ký tên vào sổ lưu, bệnh nhân đến phòng Holter nhận máy
Bác sĩ phụ trách gắn máy hướng dẫn bệnh nhân những điều cần tuân thủ khi mang máy và tháo máy, bao gồm:
- Bệnh nhân mang máy liên tục 24 giờ, không tự ý tháo máy.
- Bệnh nhân sinh hoạt bình thường nhưng tránh các hoạt động gắng sức và giữ cánh tay duỗi ra trong thời gian đo.
- Giữ máy sạch sẽ, không làm ướt máy, không làm va đập máy.
- Trong thời gian mang máy nếu có triệu chứng bất thường bệnh nhân ghi lại đầy đủ các triệu chứng này và thời gian chính xác lúc xảy ra triệu chứng, để báo cho bác sĩ phụ trách tháo máy.
- Phương pháp này hoàn toàn vô hại và không gây đau. Đôi khi bệnh nhân hơi khó chịu lúc máy bơm đo HA.
- 12 hoặc 24 giờ sau khi gắn máy, bệnh nhân trở lại phòng Holter để bác sĩ tháo máy, chờ nhận kết quả.