Đối với nhiều người, họ có thể thoải mái giao tiếp, trao đổi, bàn luận với người lạ về bất kỳ lĩnh vực nào trong một không gian riêng tư hoặc gửi hàng chục tin nhắn văn bản một ngày nhưng lại rùng mình...
Đối với nhiều người, họ có thể thoải mái giao tiếp, trao đổi, bàn luận với người lạ về bất kỳ lĩnh vực nào trong một không gian riêng tư hoặc gửi hàng chục tin nhắn văn bản một ngày nhưng lại rùng mình, đổ mồ hôi lạnh khi cần nói chuyện trên điện thoại. Điều này có vẻ lạ lùng khi mà tất cả mọi người đều sử dụng điện thoại và coi nó như một công cụ giao tiếp tiện ích nhất.
Chứng sợ điện thoại có từ khi nào?
Chứng sợ điện thoại còn được gọi là telephobia (phobia theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là “sự sợ hãi”) được biết đến từ trước khi điện thoại thông minh xuất hiện. Năm 1986, George Dudley và Shannon Goodson viết về Cuộc gọi miễn cưỡng trong Tâm lý học bán hàng về hiện tượng này của những người chủ cửa hàng. Năm 1929, trong cuốn tự truyện của mình, nhà thơ người Anh và nhà văn Robert Graves đã viết về việc mình ngày càng có nỗi sợ hãi sâu sắc về cách sử dụng điện thoại sau khi bị chấn thương trong thời gian phục vụ trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Ngày nay, số người mắc chứng sợ điện thoại còn được biết đến nhiều hơn. Molly Irani là Giám đốc khách sạn cho Tập đoàn Chai Pani cho biết, trong số 180 nhân viên của mình chỉ có một vài người sẽ nhấc điện thoại khi cô gọi. Do vậy, cô phải sử dụng hình thức nhắn tin cho nhân viên thay vì nói chuyện điện thoại trực tiếp với họ.
Chứng sợ điện thoại được coi là một phần của rối loạn lo âu.
Nguyên nhân nào dẫn đến chứng sợ điện thoại?
Chứng telephobia có thể gặp ở nhiều người thuộc những lĩnh vực khác nhau như chuyên gia bán hàng, nhà báo, chuyên gia quan hệ công chúng, thư ký, luật sư, chuyên gia tư vấn và bất cứ ai khác cần phải thực hiện và nhận cuộc gọi để làm công việc của họ. Khi mắc chứng telephobia, người bệnh rất khó khăn trong khi thực hiện công việc của mình, nặng nề là họ có thể bị từ chối một công việc khi tỏ ra hoảng loạn trong một cuộc phỏng vấn điện thoại. Những trường hợp mắc chứng telephobia không phải do điện thoại mà do sự tương tác và tâm lý của người sử dụng. Họ thường cảm giác mình sẽ nói những điều sai trái, trả lời chậm trễ trên điện thoại hay trông ngu ngốc, làm phiền người khác khi cuộc gọi của họ làm gián đoạn bữa ăn gia đình, thời gian riêng tư... Vì vậy, họ thường không thích làm việc trực tiếp qua điện thoại mà thường trao đổi gián tiếp thông qua thư điện tử vì như vậy sẽ có nhiều thời gian để kiểm soát phản ứng và thông tin của mình hơn.
Biện pháp khắc phục chứng telephobia là gì?
Telephobia đã tấn công con người ở nhiều quốc gia và nhiều thế hệ, nó được công nhận là một nhánh của rối loạn lo âu xã hội. Những người mắc telephobia không chỉ gặp khó khăn trong giải quyết công việc mà còn làm giảm năng suất lao động của họ. Để khắc phục chứng bệnh này, hầu hết các nhà điều trị đều sử dụng phương pháp bắt nguồn từ liệu pháp hành vi nhận thức để giúp bệnh nhân vượt qua nỗi sợ hãi của điện thoại. Chẳng hạn yêu cầu bệnh nhân xác định những suy nghĩ lo lắng khi nói chuyện trên điện thoại và giúp tâm trí của họ nhận ra đó là việc bình thường, không nguy hiểm. Sau đó, họ có thể tập luyện với những cuộc gọi đơn giản như đặt bánh pizza.
Một số cách kiểm soát chứng telephobia:
- Suy nghĩ trước cách xử lý trường hợp xấu nhất, tuy nhiên nó không xấu như bạn đã lo sợ.
- Hiểu được lý do tại sao bạn đang thực hiện cuộc gọi.
- Tìm ra cách thức tốt nhất để bắt đầu và kết thúc cuộc gọi.
- Nên bắt đầu với một cuộc gọi đơn giản như cuộc gọi đặt hàng.
Lê Mỹ Giang
(theo BBC.com)
Viêm xoang nặng cỡ nào cũng phải chào thua mẹo này
Đối với tôi, giờ bệnh trĩ đã là quá khứ
Tôi đã khỏe hẳn lên nhờ những giấc ngủ ngon
Tôi đã ỔN ĐỊNH ĐƯỜNG HUYẾT ở 5.8mmol/l nhờ DƯỢC LIỆU SẠCH