Furosemid là thuốc lợi tiểu mạnh có thể đưa ra khỏi cơ thể quá nhiều các chất dẫn đến nước và chất điện giải cạn kiện cho người dùng
Furosemid (lasix), một thuốc lợi tiểu là dẫn xuất axit anthranilic. Đây là một loại thuốc lợi tiểu mạnh do đó có thể đưa ra khỏi cơ thể quá nhiều các chất dẫn đến nước và chất điện giải cạn kiệt cho người dùng. Vì vậy, cần thận trọng khi sử dụng.
Furosemid được dùng chủ yếu để điều trị phù và tăng huyết áp. Phối hợp với thuốc trị tăng huyết áp vừa và nhẹ. Khi dùng furosemid có thể làm giảm natri huyết ở bệnh nhân bị suy tim sung huyết nghiêm trọng, đặc biệt khi bệnh nhân dùng liều cao furosemid phối hợp với chế độ dinh dưỡng ít muối ăn.
Furosemide cũng có thể làm giảm bài tiết canxi nước tiểu, đôi khi gây tăng canxi huyết nhẹ. Không nên dùng furosemid cho bệnh nhân bị tăng canxi huyết, đặc biệt là người cao tuổi dễ nhạy cảm với sự mất cân bằng điện giải. Cẩn thận khi dùng thuốc ở những bệnh nhân bị phì đại tuyến tiền liệt vì thuốc có thể gây bí tiểu cấp.
Cơ chế hoạt động của furosemid Thuốc cũng có thể gây ra phản ứng phụ là các dấu hiệu của một phản ứng dị ứng như nổi mề đay, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng. Ngừng sử dụng furosemid và gọi bác sĩ ngay nếu bạn có một tác dụng phụ nghiêm trọng như ù tai, giảm thính lực; cảm thấy rất khát nước hoặc nóng, không thể đi tiểu, hoặc da nóng và khô; đi tiểu đau hoặc khó khăn; da xanh xao, chảy máu bất thường (mũi, miệng, âm đạo, hoặc trực tràng)...
Furosemide có thể gây tăng đường huyết và đường niệu nhưng có lẽ tác dụng phụ này nhẹ hơn so với khi dùng các thuốc lợi tiểu thiazid. Thuốc có thể gây tăng acid uric huyết và gây ra cơn gout kịch phát ở một số bệnh nhân. Những tác dụng phụ khác ít xảy ra hơn như rối loạn tiêu hóa, mờ mắt, chóng mặt, nhức đầu và hạ huyết áp tư thế đứng, phát ban, da nhạy cảm với ánh sáng, mất bạch cầu không hạt, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu. Viêm tụy thường gặp khi dùng liều cao và vàng da ứ mật thường được ghi nhận. Ù tai và giảm thính lực hiếm xảy ra khi tiêm nhanh liều cao furosemid.
BS. Hoàng Thanh Sơn