Thế giới riêng vùng kín luôn có các chủng vi khuẩn “định cư”, bao gồm cả vi khuẩn có lợi (lợi khuẩn) và vi khuẩn có hại, chúng chung sống hòa bình và không gây bệnh nhờ sự kết hợp cân bằng với nhau để duy trì độ PH, giữ cho âm đạo khỏe mạnh. Tuy nhiên, việc vệ sinh kém, sinh hoạt không điều độ, ăn uống không đầy đủ dưỡng chất, sử dụng kháng sinh,… khiến môi trường nơi đây bị xáo trộn, tạo điều kiện thuận lợi những vi khuẩn có hại lấn át hoặc vi khuẩn ngoại lai “ghé thăm” liên tục, gây nên tình trạng viêm nhiễm âm đạo.
Vệ sinh sạch không bằng đúng cách
Theo thống kê mới thực hiện, viêm âm đạo hay gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, chiếm 60% trong số các bệnh phụ khoa thường gặp, xảy ra ở mọi đối tượng phụnữ, đặc biệt phụ nữ tầng lớp tri thức lại là đối tượng hay mắc nhất.
Chị Hạnh (40 tuổi, ở Hưng Yên) hiện đang là công chức nhà nước.Thời gian trước chị bị ngứa ngáy “vùng kín”, khí hư ra nhiều rất khó chịu.Chị ra hiệu thuốc tự mua thuốc về đặt 1 tuần, thấy đỡ, nhưng một thời gian sau, triệu chứng khó chịu đấy lại quay trở lại. Chị lại tiếp tục mua nước rửa vệ sinh về dùng hằng ngày, để “chắc ăn”, chị thò ngón tay sâu vào “vùng kín” rửa sạch. Nhưng sạch đâu chẳng thấy, triệu chứng ngứa ngáy, đau rát cứ đỡ một thời gian lại quay trở lại ghé thăm.Lúc này chị mới đi khám bác sĩ và được biết mình bị nấm âm đạo tái phát nhiều lần và có nguy cơ trở thành mãn tính.
Theo thầy thuốc ưu tú Nguyễn Hồng Hải(Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viên Đông y Hòa Bình), các triệu chứng trên phần lớn là do vệ sinh kém, không có thói quen khám sức khỏe định kỳ, lại cộng thêm tâm lý “đau đâu tự chữa đấy”.Môi trường âm đạo luôn có chất nhờn để duy trì độ ẩm nhất định, nhưng các yếu tố chủ quan và khách quan làm mất cân bằng độ PH. Hay sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mang thai, thời kỳ cho con bú, phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh, sự nhiễm trùng vùng kín khiến cho âm đạo bị các loại vi khuẩn tấn công.
BS. Nguyễn Hồng Hải giải thích tại sao viêm âm đạo ở chị em lại hay bị tái phát
Càng nhiều vi khuẩn, “vùng kín” càng khỏe
Môi trường âm đạo thường có khoảng 30 loàivi khuẩn khác nhau, vi khuẩn lactobacilli chiếm số đông và giữ cho âm đạo luôn khỏe mạnh bằng cách kiểm tra sự phát triển của các vi khuẩn khác, tạo ra một môi trường cân bằng trong âm đạo. Các bác sĩ đã chỉ ra, những vi khuẩn sống trong âm đạo không thể gây nhiễm khuẩn, chỉ do cách vệ sinh không đúng của chị em làm xáo trộn môi trường vốn cân bằng và vô tình đưa các loại vi khuẩn, nấm từ ngoài vào, cụ thể như:
- Viêm âm đạo do nấm cadidas - loại nấm men tồn tại và phát triển trong môi trường ẩm ướt như quần lót mặc lâu, không thông thoáng, với biểu hiện ngứa ngáy, đau rát khi “sinh hoạt”. Bệnh thường do môi trường âm đạo bị xáo trộn, vệ sinh vùng kín không đúng cách, hoặc những người sử dụng kháng sinh dài ngày, người có dấu hiệu suy giảm miễn dịch, những người dinh dưỡng kém, hay trầm cảm, căng thẳng và những người không thực hiện an toàn tình dục.
- Viêm âm đạo do tạp khuẩn, có thể do vi khuẩn, do nấm, do lậu, do các ký sinh trùng. Âm đạo tiết ra khí hư có màu nâu sẫm loãng,có mùi hôi, âm đạo nóng ran phía bên ngoài. Trường hợp này có thể dẫn đến nhiễm trùng âm đạo, viêm vùng chậu, và bị đau khi giao hợp.
- Viêm âm đạo do trùng Trichomonas (trùng roi) sống ký sinh trong dịch tiết âm đạo, đặc biệt là trong các nếp nhăn ở bộ phận sinh dục. Âm đạo tiết nhiều khí hư có màu trắng đục hoặc màu vàng, có khi khí hư có mủ, mùi hôi và bọt.Nếu bị nặng thì khí hư có màu như máu, đi tiểu dắt và bị đau kèm ra máu. Khi bị mắc phải viêm âm đạo do trùng roi gây ra có thể dẫn đến mắc viêm bàng quang,thậm chí còn có thể gây vô sinh do trùng roi có khả năng nuốt tinh trùng. Từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống vợ chồng. Ngoài ra, trùng roi lây qua đường tình dục, nên cần giữ gìn và có các biện pháp phòng vệ khi quan hệ.
BS Hải cho biết, khi có bất kỳ dấu hiệu viêm nhiễm, chị em cần đi khám để xác định nguyên nhân và điều trị tích cực theo đơn của bác sĩ. Chú ý vệ sinh “vùng kín” đúng cách bằng các loại dung dịch vệ sinh chuyên dụng. Nên lựa chọn các sản phẩm không chỉ có tác dụng làm thơm, khử mùi hôi mà quan trọng nhất là phải giúp ngừa viêm nhiễm, nấm ngứa, và đặc biệt có PH sinh lý trong khoảng [4-6] để không gây mất cân bằng âm đạo. Bên cạnh đó có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, và cần lưu tâm tới một số dược liệu của y học cổ truyền, dù tác dụng không nhanh, nhưng hiệu quả tốt, chậm một chút nhưng an toàn.
Trong đông y có một số vị thảo dược có thể hỗ trợ điều trị và phòng tránh viêm nhiễm âm đạo như: Hoàng bá có tác dụng thanh cấp nhiệt ở hạ tiêu; Khổ sâm, Diếp cá thanh nhiệt giải độc, hỗ trợ kháng viêm, Trinh nữ Hoàng cung tăng sức đề kháng, hạn chế chống viêm và ức chế sự phát triển của khối u. Ngoài ra còn có Immune Gamma (chiết xuất từ thành tế bào vi khuẩn có lợi), tăng sức đề kháng, tăng sự phát triển của tế bào có lợi, khi phối hợp với các vị thảo dược trên, có tác dụng chống viêm, chống nhiễm khuẩn và cân bằng độ PH âm đạo.
Viêm âm đạo xuất hiện và tái phát là khi mất cân bằng lượng vi khuẩn, bởi vậy khi kết hợp các thảo dược và chế phẩm Immune Gamma với thuốc tây y trong điều trị viêm nhiễm phụ khoa sẽ giúp lập lại cân bằng độ PH, mang lại hiệu quả cao hơn và hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn, BS. Hải chia sẻ.
BS. Hải tư vấn việc kết hợp các loại thảo dược để phòng tránh viêm âm đạo tái phát
Nghe lại toàn bộ lời khuyên của chuyên gia tại đây:
Hãy gọi: 1900.1259 để được tư vấn hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử [email protected] để được các chuyên gia tư vấn về các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.