Hormon là những protein trao đổi thông tin giữa các tuyến và các tế bào trong nhiều bộ phận của cơ thể. Các hormon điều chỉnh sự phát triển thể chất từ lúc dậy thì tới khi về già.
Chúng ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa, giấc ngủ, chu kỳ kinh nguyệt, khả năng sinh sản và nhiều chức năng cơ thể khác. Vấn đề hormon được nhắc tới nhiều hơn khi phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh hoặc mãn kinh, tức là thời điểm các hormon bắt đầu suy giảm, và sự biến đổi có khi gây ra những triệu chứng báo động và bất ổn. Đây là lý do tại sao phụ nữ nên biết về những loại homron có thể ảnh hưởng tới họ.
Hormon tuyến giáp
Hormon tuyến giáp kiểm soát mức năng lượng, sự thèm ăn, thời gian kinh nguyệt và một số chức năng bên trong khác. Rối loạn chức năng tuyến giáp có thể gây ra suy giáp hoặc cường giáp và kết quả là gây ra những rối loạn liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt, khả năng sinh sản, mức năng lượng, chuyển hóa, khả năng tư duy và các rối loạn da và tóc.
Progesteron
Hàm lượng homron này tăng và giảm đột ngột trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Đây là hormon rất quan trọng đối với những phụ nữ đang cố gắng thụ thai vì nó giúp tử cung của họ chấp nhận tinh trùng. Sự thiếu hụt homron này có thể gây tăng cân, năng lượng kém, kinh nguyệt bất thường và thất thường, các biến chứng trong thai kỳ.
Melatonin
Loại hormon này điều chỉnh giấc ngủ và mức năng lượng. Nếu nó không hoạt động thích hợp trong cơ thể, bạn có thể bị rối loạn giấc ngủ và năng lượng và sẽ khó thực hiện các hoạt động hàng ngày.
Hormon tuyến cận giáp
Chịu trách nhiệm chuyển hóa vitamin D và điều chỉnh hàm lượng canxi trong cơ thể. Nó cũng giúp điều chỉnh máu và các cơ quan trong cơ thể. Các rối loạn hormon tuyến cận giáp này có thể khiến nhịp tim bất thường, chuột rút bàn chân, bàn tay, loãng xương, và sỏi thận.
Cortisol
Cortisol là hormon kiểm soát hàm lượng đường huyết, sự cân bằng tỷ lệ muối-nước trong cơ thể và giúp trí nhớ hoạt động thích hợp. Khi lượng homron này thay đổi thất thường, mức độ stress sẽ tăng và bạn có thể bị loãng xương, chu kỳ kinh thất thường và rụng tóc.
Ghrelin
Ghrelin báo cho bạn biết khi nào bạn đói và hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Sự biến đổi thất thường hormon này dẫn tới rối loạn chức năng hệ tiêu hóa.
Insulin
Đây là cho phép cơ thể hấp thu glucose trong máu. Quá nhiều hoặc quá ít insulin có thể gây ra sạm da, đi tiểu nhiều và cuối cùng là gây bệnh tiểu đường.
BS Cẩm Tú
(Theo Boldsky)