Các kháng sinh gây hại cho thận

      -
  • Than phiền
  • gplus
  • pinterest
Kháng sinh là loại thuốc được sử dụng nhiều trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, đồng thời cũng là loại thuốc dễ bị lạm dụng.
Các kháng sinh gây hại cho thận

Kháng sinh là loại thuốc được sử dụng nhiều trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, đồng thời cũng là loại thuốc dễ bị lạm dụng. Khi vào cơ thể, kháng sinh được thải trừ qua thận và có thể gây hại thận ở các mức độ khác nhau.


Kháng sinh gây hại cho thận ở cả mức độ trực tiếp và gián tiếp (tác hại khi kết hợp với một số thuốc khác). Kháng sinh trực tiếp gây nhiễm độc thận, nhiễm độc ống thận, do gây thương tổn trực tiếp hoặc ở màng nhân tế bào biểu mô, lưới bào tương, ty lạp thể. Trường hợp có nhu mô thận quá mẫn cảm thì việc dùng một số kháng sinh có thể  gây bệnh ở ống thận - mô kẽ. Kháng sinh có thể gây suy thận cấp do giảm lưu lượng máu đến thận. Tuy nhiên, tai biến này chỉ xảy ra khi người bệnh có kèm theo các chứng mất nước, mất máu, suy tim, xơ gan mất bù, hay khi dùng thuốc làm giảm prostaglandin sẽ làm giảm lưu lượng máu qua thận, giảm độ lọc cầu thận. Trường hợp người bệnh suy thận mạn phải dùng kháng sinh cũng dễ gặp tai biến do chức năng thận kém, độ lọc của cầu thận giảm làm cho kháng sinh sẽ tích liều gây độc thêm cho thận và gây ra các tác hại ở các cơ quan khác. Những trường hợp có chức năng thận yếu như: người cao tuổi, trẻ nhỏ, người suy thận… khi dùng kháng sinh, chu kỳ bán hủy thuốc kéo dài hơn người bình thường từ 3 - 5 lần. Do lưu lại lâu như vậy nên thuốc tích lại trong các cơ quan gây độc, trong đó gây độc nhiều nhất cho thận.


Suy thận là một trong các tai biến do dùng kháng sinh.


Các kháng sinh gây độc thận


Nhóm cephalosporin: Các kháng sinh cephalosporin được dùng khá phổ biến, nhất là với trẻ em. Thế nhưng trong nhóm này, có nhiều thuốc có thể gây hại thận (gây nhiễm độc ống thận), khi thuốc bài tiết qua đường thận dưới dạng không đổi. Các cephalosporin thế hệ 1 đường uống (cephalexin, cefalothin, cephazolin, cephadroxil) gây độc cho thận còn thế hệ 2 - 3 thì an toàn hơn. Thế nhưng ở dạng tiêm, các cephalosporin từ thế hệ thứ hai trở đi thường gây rối loạn chức năng thận nhiều hơn các thuốc thế hệ trước.


Các thuốc sulfamid: Một số sulfamid thường dùng như sulfacetamid, natri sulfamethoxazol, cotrimoxazol… Các thuốc trong nhóm này kết tủa trong ống thận gây tắc thận, nhất là khi dùng liều cao và uống ít nước. Vì vậy, khi dùng các thuốc này cần uống nhiều nước để giúp hòa tan nhanh thuốc và thải trừ dễ dàng hơn, tránh kết tủa gây sỏi thận.


Nhóm aminozid (tobramycin, streptomycin, neomycin…): Tỷ lệ gây suy thận của các thuốc trong nhóm này với tỷ lệ khoảng 10%. Suy thận có thể xuất hiện sau một liều điều trị (từ 7-10 ngày). Trường hợp người tuổi cao, người đang suy thận, xơ gan, bị mất nước…mà dùng các thuốc nhóm aminozid liều cao, kéo dài hoặc dùng với một thuốc gây suy thận khác thì mức độ nhiễm độc càng trầm trọng thêm. Thuốc gây độc nhiều nhất là neomycin nhưng hiện nay neomycin thường chỉ dùng dưới dạng phối hợp trong các dung dịch hay thuốc mỡ (nhỏ mắt, dùng ngoài). Streptomycin gây nhiễm độc nhẹ hơn và hiện chỉ dùng liều xác định trong điều trị lao. Tobramycin gây nhiễm độc trung bình, hiện hay dùng dưới dạng thuốc nhỏ mắt. Gentamycin vừa có thể gây nhiễm độc thận vừa gây nhiễm độc thính giác và có khoảng cách giữa liều điều trị và liều độc hẹp, ít được chuyển hóa, bài tiết chủ yếu qua thận dưới dạng nguyên chất. Đặc biệt, gentamycin bị lạm dụng nhiều (trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi trở lên) nên tỷ lệ gentamycin gây độc chiếm tỷ lệ cao trong nhóm.


Kháng sinh chống nấm amphotericin B: Tác dụng lên lipid của màng tế bào gây độc. Biểu hiện thường thấy là suy thận cấp, đái tháo nhạt, nhiễm toan do ống thận.


Các thuốc nhóm fluoroquinolon (ciprofloxacin, ofloxacin, levofloxacin, sparfloxacin…): Ít tiềm năng gây độc cho thận nhưng khi dùng cho người suy thận thì cũng có thể gây rối loạn chức năng thận.


Kháng sinh nhóm betalactam: Có thể gây ra bệnh ở ống thận - mô kẽ do miễn dịch - dị ứng cho các trường hợp mô thận quá mẫn cảm với các biểu hiện xuất hiện đột ngột: đái ra máu, thận to ra. Thuốc gây tác hại nhiều và nặng nhất là methicilin, hay gặp penicilin, hiếm gặp hơn là ampicilin, amoxicilin, oxacilin.


Lời khuyên cho người dùng thuốc


Khi dùng các kháng sinh kể trên, người khỏe mạnh cũng có thể có nguy cơ nhiễm độc thận; người có chức năng thận suy giảm do cao tuổi hay trẻ nhỏ, do mắc bệnh thận hay một số bệnh mạn tính kèm theo thì nguy cơ kháng sinh gây hại thận càng cao, dễ xảy ra và nặng. Vì vậy, trước khi dùng các kháng sinh này phải xem xét chức năng thận, đặc biệt là với trường hợp có nguy cơ cao (tăng huyết áp, mắc bệnh gan…). Để an toàn dùng thuốc, mọi người cần dùng thuốc theo đúng chỉ định, không được tự ý sử dụng các kháng sinh có khả năng gây hại thận. Đồng thời phải thông báo cho bác sĩ loại thuốc mình đang dùng để tránh các tương tác thuốc có thể gây hại thận khi dùng đồng thời với kháng sinh.


DS. Trần Minh Thành


Tag :

  • Than phiền
  • gplus
  • pinterest
Bình luận (0)
Đánh giá:

Các kháng sinh gây hại cho thận

Kháng sinh là loại thuốc được sử dụng nhiều trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, đồng thời cũng là loại thuốc dễ bị lạm dụng.


Cac khang sinh gay hai cho than


Khang sinh la loai thuoc duoc su dung nhieu trong dieu tri cac benh nhiem khuan, dong thoi cung la loai thuoc de bi lam dung.


Khang sinh la loai thuoc duoc su dung nhieu trong dieu tri cac benh nhiem khuan, dong thoi cung la loai thuoc de bi lam dung. Khi vao co the, khang sinh duoc thai tru qua than va co the gay hai than o cac muc do khac nhau.


Khang sinh gay hai cho than o ca muc do truc tiep va gian tiep (tac hai khi ket hop voi mot so thuoc khac). Khang sinh truc tiep gay nhiem doc than, nhiem doc ong than, do gay thuong ton truc tiep hoac o mang nhan te bao bieu mo, luoi bao tuong, ty lap the. Truong hop co nhu mo than qua man cam thi viec dung mot so khang sinh co the  gay benh o ong than - mo ke. Khang sinh co the gay suy than cap do giam luu luong mau den than. Tuy nhien, tai bien nay chi xay ra khi nguoi benh co kem theo cac chung mat nuoc, mat mau, suy tim, xo gan mat bu, hay khi dung thuoc lam giam prostaglandin se lam giam luu luong mau qua than, giam do loc cau than. Truong hop nguoi benh suy than man phai dung khang sinh cung de gap tai bien do chuc nang than kem, do loc cua cau than giam lam cho khang sinh se tich lieu gay doc them cho than va gay ra cac tac hai o cac co quan khac. Nhung truong hop co chuc nang than yeu nhu: nguoi cao tuoi, tre nho, nguoi suy than… khi dung khang sinh, chu ky ban huy thuoc keo dai hon nguoi binh thuong tu 3 - 5 lan. Do luu lai lau nhu vay nen thuoc tich lai trong cac co quan gay doc, trong do gay doc nhieu nhat cho than.


Suy than la mot trong cac tai bien do dung khang sinh.


Cac khang sinh gay doc than


Nhom cephalosporin: Cac khang sinh cephalosporin duoc dung kha pho bien, nhat la voi tre em. The nhung trong nhom nay, co nhieu thuoc co the gay hai than (gay nhiem doc ong than), khi thuoc bai tiet qua duong than duoi dang khong doi. Cac cephalosporin the he 1 duong uong (cephalexin, cefalothin, cephazolin, cephadroxil) gay doc cho than con the he 2 - 3 thi an toan hon. The nhung o dang tiem, cac cephalosporin tu the he thu hai tro di thuong gay roi loan chuc nang than nhieu hon cac thuoc the he truoc.


Cac thuoc sulfamid: Mot so sulfamid thuong dung nhu sulfacetamid, natri sulfamethoxazol, cotrimoxazol… Cac thuoc trong nhom nay ket tua trong ong than gay tac than, nhat la khi dung lieu cao va uong it nuoc. Vi vay, khi dung cac thuoc nay can uong nhieu nuoc de giup hoa tan nhanh thuoc va thai tru de dang hon, tranh ket tua gay soi than.


Nhom aminozid (tobramycin, streptomycin, neomycin…): Ty le gay suy than cua cac thuoc trong nhom nay voi ty le khoang 10%. Suy than co the xuat hien sau mot lieu dieu tri (tu 7-10 ngay). Truong hop nguoi tuoi cao, nguoi dang suy than, xo gan, bi mat nuoc…ma dung cac thuoc nhom aminozid lieu cao, keo dai hoac dung voi mot thuoc gay suy than khac thi muc do nhiem doc cang tram trong them. Thuoc gay doc nhieu nhat la neomycin nhung hien nay neomycin thuong chi dung duoi dang phoi hop trong cac dung dich hay thuoc mo (nho mat, dung ngoai). Streptomycin gay nhiem doc nhe hon va hien chi dung lieu xac dinh trong dieu tri lao. Tobramycin gay nhiem doc trung binh, hien hay dung duoi dang thuoc nho mat. Gentamycin vua co the gay nhiem doc than vua gay nhiem doc thinh giac va co khoang cach giua lieu dieu tri va lieu doc hep, it duoc chuyen hoa, bai tiet chu yeu qua than duoi dang nguyen chat. Dac biet, gentamycin bi lam dung nhieu (trong dieu tri cac benh nhiem khuan ho hap cap o tre em duoi 5 tuoi tro len) nen ty le gentamycin gay doc chiem ty le cao trong nhom.


Khang sinh chong nam amphotericin B: Tac dung len lipid cua mang te bao gay doc. Bieu hien thuong thay la suy than cap, dai thao nhat, nhiem toan do ong than.


Cac thuoc nhom fluoroquinolon (ciprofloxacin, ofloxacin, levofloxacin, sparfloxacin…): It tiem nang gay doc cho than nhung khi dung cho nguoi suy than thi cung co the gay roi loan chuc nang than.


Khang sinh nhom betalactam: Co the gay ra benh o ong than - mo ke do mien dich - di ung cho cac truong hop mo than qua man cam voi cac bieu hien xuat hien dot ngot: dai ra mau, than to ra. Thuoc gay tac hai nhieu va nang nhat la methicilin, hay gap penicilin, hiem gap hon la ampicilin, amoxicilin, oxacilin.


Loi khuyen cho nguoi dung thuoc


Khi dung cac khang sinh ke tren, nguoi khoe manh cung co the co nguy co nhiem doc than; nguoi co chuc nang than suy giam do cao tuoi hay tre nho, do mac benh than hay mot so benh man tinh kem theo thi nguy co khang sinh gay hai than cang cao, de xay ra va nang. Vi vay, truoc khi dung cac khang sinh nay phai xem xet chuc nang than, dac biet la voi truong hop co nguy co cao (tang huyet ap, mac benh gan…). De an toan dung thuoc, moi nguoi can dung thuoc theo dung chi dinh, khong duoc tu y su dung cac khang sinh co kha nang gay hai than. Dong thoi phai thong bao cho bac si loai thuoc minh dang dung de tranh cac tuong tac thuoc co the gay hai than khi dung dong thoi voi khang sinh.


DS. Tran Minh Thanh


RẤT NHIỀU SẢN PHẨM

DANH BẠ PHONG PHÚ

Đa dạng hàng trăm ngàn thuốc

CÁC THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG

ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC

Chi tiết từng ngõ, phố, quận, huyện

TIN TỨC CẬP NHẬT

TIN SỨC KHỎE HỮU ÍCH

Các tin y tế cập nhật liên tục

HỖ TRỢ NHANH CHÓNG

HỖ TRỢ NHANH CHÓNG

Tư vẫn miễn phí, nhiệt tình

RẤT NHIỀU SẢN PHẨM

DANH BẠ PHONG PHÚ

Đa dạng hàng trăm ngàn thuốc

TIN TỨC CẬP NHẬT

TIN SỨC KHỎE HỮU ÍCH

Các tin y tế cập nhật liên tục

Giá Thuốc www.giathuoc.net Hà Nội, Việt Nam 123 ABC VN-HN 10000 VN ‎0912121212