Dexmedetomidine

  • gplus
  • pinterest


THÔNG TIN VỀ THÀNH PHẦN: DEXMEDETOMIDINE

Tên khác:
Dexmedetomidin

Thành phần:
Dexmedetomidine hydrochloride

Tác dụng:


Chỉ định:
An thần cho các bệnh nhân bắt đầu đặt ống nội khí quản và thông khí nhân tạo trong khi điều trị trong tiến hành điều trị tích cực. Dexmedetomidine phải được dùng truyền liên tục không quá 24 giờ.

Quá liều:
Dung nạp của Dexmedetomidine đã được ghi nhận trong một nghiên cứu trong đó những người khoẻ mạnh đã dùng các liều ngang và trên liều khuyến cáo từ 0,2 đến 0,7 mcg/kg/giờ. Nồng độ trong máu tối đa đạt được trong nghiên cứu này là khoảng 13 lần cao hơn giới hạn trên của mức điều trị. Các tác dụng đáng lưu ý nhất được thấy ở 2 người có nồng độ trong huyết tương cao nhất là blốc AV cấp 1 và blốc tim cấp 2. Không có thương tổn huyết động được thấy với blốc AV và blốc tim mà mất ngay trong vòng một phút.

5 bệnh nhân đã dùng quá liều Dexmedetomidine trong các nghiên cứu an thần trong ICU. 2 người không có triệu chứng nào được báo cáo; 1 người dùng liều nạp ban đầu 2mcg/kg trong 10 phút (gấp 2 lần liều nạp khuyến cáo) và một người dùng truyền duy trì 0,8 mcg/kg/giờ. 2 bệnh nhân khác dùng liều nạp ban đầu 2mcg/kg trong 10 phút bị nhịp tim chậm và/hoặc hạ áp. 1 người dùng liều nạp tiêm nhanh Dexmedetomidine không pha loãng (19,4 mcg/kg) đã bị ngừng tim nhưng đã hồi phục hoàn toàn.

Chống chỉ định:
Các bệnh nhân mẫn cảm với dexmedetomidine và trẻ em dưới 18 tuổi.

Tác dụng phụ:
Các thông tin về sự kiện bất lợi được lấy từ các thử nghiệm truyền liên tục, có kiểm chứng placebo, về dùng dexmedetomidine để an thần trong tiến hành điều trị tích cực trong đó 387 bệnh nhân dùng Dexmedetomidine. Nhìn toàn thể, các tác dụng bất lợi xuất hiện trong điều trị được thấy thường xuyên nhất bao gồm hạ áp, tăng áp, buồn nôn, chậm nhịp tim, sốt, nôn, thiếu ôxi thở vào, nhịp nhanh và thiếu máu .



Thận trọng:
Dexmedetomidine chỉ được sử dụng bởi những người có kỹ năng trong việc trông nom các bệnh nhân trong khi tiến hành điều trị tích cực. Do các tác dụng dược lý đã biết, bệnh nhân phải được theo dõi liên tục trong khi dùng Dexmedetomidine.

Các tình trạng đáng kể trên lâm sàng về nhịp tim chậm và ngừng xoang là có liên quan với việc dùng Dexmedetomidine ở những người tình nguyện trẻ và khoẻ mạnh với trương lực dây thần kinh phế vị cao hoặc với các đường dùng khác nhau bao gồm tiêm tĩnh mạch nhanh hoặc tiêm nhanh.



Một số bệnh nhân dùng Dexmedetomidine đã được thấy là dễ tỉnh và cảnh giác khi bị kích thích. Chỉ riêng điều này không được xem là bằng chứng của sự không có tác dụng nếu thiếu các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng khác.

Đã có các báo cáo chậm nhịp tim và hạ áp liên quan với truyền Dexmedetomidine. Nếu cần can thiệp y tế, việc điều trị có thể bao gồm việc giảm hoặc ngừng truyền Dexmedetomidine, tăng tốc độ truyền dịch tĩnh mạch, để cao chi dưới hoặc dùng các thuốc tăng áp. Vì Dexmedetomidine có khả năng làm tăng chứng chậm nhịp gây bởi kích thích thần kinh phế vị, thầy thuốc phải chuẩn bị để sẵn sàng can thiệp. Tiêm tĩnh mạch các thuốc kháng cholinergic (ví dụ atropin) phải được xem xét để điều chỉnh trương lực thần kinh phế vị. Trong các thử nghiệm lâm sàng, atropin hoặc glycopyrrolat là có hiệu quả để điều trị hầu hết các cơn nhịp chậm gây bởi Dexmedetomidine. Tuy nhiên, ở vài bệnh nhân bị suy chức năng tim mạch đáng kể, cần có thêm các biện pháp phục hồi sâu hơn.

Cần thận trọng khi dùng Dexmedetomidine cho các bệnh nhân bị blốc tim tiến triển và suy giảm chức năng tâm thất trầm trọng. Do Dexmedetomidine làm giảm hoạt động hệ thống thần kinh cảm xúc, giảm huyết áp và/ hoặc nhịp tim chậm được dự đoán có thể xảy ra ở bệnh nhận có lưu lượng máu giảm và ở những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường hoặc bệnh nhân cao huyết áp mạn tính và ở người lớn tuổi.

Trong trường hợp sử dụng các thuốc gây giãn mạch hoặc thuốc điều nhịp âm, việc sử dụng đồng thời với Dexmedetomidine có thể có tác dụng dược động học phụ và phải cẩn trọng khi sử dụng.

Cao huyết áp thoáng qua đã được thấy chủ yếu trong khi dùng liều đầu, liên quan với các tác dụng co mạch ngoại biên ban đầu của Dexmedetomidine. Điều trị chứng cao huyết áp thoáng qua này nói chung là không cần thiết, mặc dù việc giảm tốc độ truyền có thể là tốt.

Dexmedetomidine truyền không được dùng qua cùng catheter tĩnh mạch với máu hoặc huyết tương vì tính tương hợp về vật lý là chưa được đánh giá. An toàn và hiệu quả của dexmedetomidine chưa được đánh giá khi truyền kéo dài trên 24 giờ. Dexmedetomidine không được chỉ định để truyền kéo dài trên 24 giờ (xem Chỉ định, Liều lượng và cách dùng).

Ngừng thuốc:

Mặc dù chưa có nghiên cứu đặc hiệu, nếu Dexmedetomidine được truyền lâu dài và ngừng lại đột ngột, các triệu chứng ngừng thuốc tương tự với các triệu chứng được báo cáo cho một thuốc alpha-2 adrenergic khác là clonidine có thể xảy ra. Các triệu chứng này bao gồm căng thẳng, kích động, và đau đầu, đi kèm hoặc tiếp theo bởi sự tăng nhanh huyết áp và tăng nồng độ catecholamin trong huyết tương. Dexmedetomidine không được dùng quá 24 giờ (xem Chỉ định, Liều lượng và cách dùng).

Suy thượng thận:

Dexmedetomidine không có tác dụng lên sự giải phóng cortisol do kích thích ACTH ở chó sau khi dùng một liều đơn, tuy nhiên, sau khi truyền dưới da dexmedetomidine trong một tuần, đáp ứng cortisol với ACTH đã mất khoảng 40%.

Suy gan:

Vì thanh thải dexmedetomidine giảm khi bị suy gan nặng, phải xem xét giảm liều ở các bệnh nhân suy chức năng gan (xem Dược lý lâm sàng, Dược động học, Liều lượng và Cách dùng).

Tính gây ung thư, đột biến và suy giảm khả năng sinh sản:

Các nghiên cứu tính gây ung thư trên động vật chưa được tiến hành với dexmedetomidine.

Dexmedetomidine không phải là chất gây đột biến gen trong in vitro, trong thử nghiệm đột biến nghịch ở vi khuẩn (E. coli và Salmonella typhimurium) hoặc thử nghiệm đột biến sớm ở tế bào động vật có vú (u bạch huyết chuột nhắt).

Dexmedetomidine có tính gây gẫy gen trong thử nghiệm sai lệch nhiễm sắc thể ở tế bào bạch cầu người trong in vitro với sự hoạt hoá chuyển hoá, nhưng không có tính này khi không có hoạt hoá chuyển hoá. Dexmedetomidine cũng có tính gây gẫy gen trong thử nghiệm vi nhân ở chuột nhắt in vivo.

Khả năng sinh sản của chuột cống đực hoặc cái không bị ảnh hưởng sau khi tiêm dưới da hàng ngày với các liều lên tới 54 mcgkg (ít hơn liều tối đa khuyến cáo truyền tĩnh mạch cho người tính theo mcg/m2). Dexmedetomidine đã được dùng trước 10 tuần trước khi giao phối ở chuột đực và 3 tuần trước khi giao phối và trong khi giao phối ở chuột cái.

Nhi khoa:

Không có các nghiên cứu về an toàn và hiệu quả của Dexmedetomidine ở trẻ em dưới 18 tuổi. Vì vậy, không khuyên dùng Dexmedetomidine cho lứa tuổi này.

Lão khoa:

Trong các nghiên cứu lâm sàng, tổng số người 65 tuổi hoặc hơn là 531. Tổng số người 75 tuổi hoặc hơn là 129. Ở các bệnh nhân lớn hơn 65 tuổi, tỷ lệ cao hơn về chậm nhịp tim và hạ huyết áp đã được thấy khi dùng Dexmedetomidine. Vì vậy, có thể xem xét giảm liều cho các bệnh nhân trên 65 tuổi.

Dexmedetomidine được biết là bài tiết một phần bởi thận, và nguy cơ tác dụng bất lợi với thuốc này có thể lớn hơn ở các bệnh nhân suy chức năng thận. Vì các bệnh nhân già là thường có giảm chức năng thận, nên cẩn thận khi chọn liều cho các bệnh nhân già, và kiểm soát chức năng thận có thể có ích.

Lúc có thai và lúc nuôi con bú

Có thai:

Tác dụng sinh quái thai:Pregnancy Category C.

Tác dụng sinh quái thai không được thấy sau khi dùng dexmedetomidine ở các liều tiêm dưới da cao tới 200 mg/kg từ ngày có thai thứ 5 tới thứ 16 ở chuột cống và các liều tiêm tĩnh mạch cao tới 96 mg/kg từ ngày có thai thứ 6 tới thứ 18 ở thỏ. Liều này ở chuột cống là gấp khoảng 2 lần liều tối đa khuyến cáo truyền tĩnh mạch cho người tính theo mcg/m2. Sự tiếp xúc với thuốc ở thỏ là gần tương đương với người ở liều tối đa khuyến cáo truyền tĩnh mạch cho người tính theo giá trị diện tích dưới đường cong huyết tương. Tuy nhiên, độc tính với thai nhi, thể hiện bởi sự sẩy sau khi trứng đã làm tổ và giảm số con non sống, đã được thấy ở chuột ở liều tiêm dưới da 200 mcg/kg. Liều không có tác dụng là 20 mcg/kg (thấp hơn liều tối đa khuyến cáo truyền tĩnh mạch cho người tính theo mcg/m2). Trong một nghiên cứu về sinh sản khác, Dexmedetomidine được dùng tiêm dưới da cho chuột cống có thai từ ngày thụ thai thứ 16 tới khi cho con bú, nó gây giảm trọng lượng con non ở liều 8 và 32 mcg/kg cũng như độc tính gây chết phôi và độc tính với thai ở thế hệ con non thứ hai ở liều 32 mcg/kg (ít hơn liều tối đa khuyến cáo truyền tĩnh mạch cho người tính theo mcg/m2). Dexmedetomidine cũng gây chậm phát triển vận động ở con non ở liều 32 mcg/kg (ít hơn liều tối đa khuyến cáo truyền tĩnh mạch cho người tính theo mcg/m2). Không thấy có tác dụng như vậy ở liều 2 mcg/kg (ít hơn liều tối đa khuyến cáo truyền tĩnh mạch cho người tính theo mcg/m2).

Đã thấy dexmedetomidine đi qua nhau thai khi tiêm dưới da dexmedetomidine cho chuột cống mang thai.

Không có các nghiên cứu được kiểm soát tốt và đầy đủ trên phụ nữ có thai. Dexmedetomidine chỉ nên dùng trong khi mang thai nếu lợi ích lớn hơn nguy cơ tiềm tàng cho thai nhi.

Chuyển dạ và sinh nở:

An toàn của Dexmedetomidine trên phụ nữ chuyển dạ và sinh nở chưa được nghiên cứu, vì vậy, không khuyên dùng trong khi chuyển dạ và sinh nở, bao gồm cả mổ đẻ.

Phụ nữ cho con bú:

Không biết là Dexmedetomidine có bài tiết qua sữa hay không. Dexmedetomidine đánh dấu phóng xạ dùng tiêm dưới da cho chuột cái cho con bú được bài tiết vào sữa.Vì nhiều thuốc là bài tiết qua sữa nên thận trọng khi dùng Dexmedetomidine truyền cho phụ nữ cho con bú.

Tương tác thuốc:
Các nghiên cứu in vitro trên microsom gan người chỉ ra rằng không có các bằng chứng về tương tác thuốc qua trung gian cytochrome P450 nào có thể có liên hệ trên lâm sàng.



Thuốc gây mê/ an thần/gây ngủ/opioid:



Dùng đồng thời Dexmedetomidine có khả năng dẫn đến tăng các tác dụng của các thuốc gây mê, an thần, gây ngủ và opioid. Các nghiên cứu đặc hiệu đã xác nhận các tác dụng này với sevoflurane, isoflurane, propofol, alfetanil và midazolam. Không có tương tác dược động học giữa Dexmedetomidine và isoflurane, propofol, alfetanil và midazolam đã được chứng tỏ. Tuy nhiên, do các tương tác dược động lực học có thể có, khi dùng đồng thời với Dexmedetomidine, có thể cần giảm liều của Dexmedetomidine do các thuốc gây mê, an thần, gây ngủ và opioid dùng đồng thời.



Các thuốc chẹn thần kinh cơ:



Trong một nghiên cứu trên 10 người tình nguyện khoẻ mạnh, dùng Dexmedetomidine trong 45 phút với nồng độ trong huyết tương là 1 ng/ml không gây ra sự tăng có ý nghĩa lâm sàng về độ lớn của sự chẹn thần kinh cơ đi kèm với dùng rocuronium.

Dược lực:
Dexmedetomidine là một chất chủ vận chọn lọc tương đối với thụ thể alpha2-adrenoreceptor với tác dụng an thần. Tính chọn lọc trên alpha2 được thấy ở động vật sau khi truyền tĩnh mạch chậm các liều thấp và trung bình (10-300 mcg/kg). Hoạt tính lên cả alpha1 và alpha2 được thấy sau khi truyền tĩnh mạch chậm các liều cao (1000 mcg/kg) hoặc tiêm tĩnh mạch nhanh.

Trong một nghiên cứu trên người tình nguyện khoẻ mạnh (N=10), chỉ số hô hấp và bão hoà ôxi vẫn nằm trong giới hạn bình thường và không có bằng chứng của suy hô hấp khi dùng Precedex truyền tĩnh mạch ở các liều nằm trong mức liều khuyến cáo (0,2-0,7 mcg/kg/giờ).

Dược động học:
Sau khi tiêm tĩnh mạch, dexmedetomidine có các đặc tính dược động học sau: pha phân bố nhanh với thời gian bán phân bố (t1/2a) khoảng 6 phút; thời gian bán thải giai đoạn cuối (t1/2) khoảng 2 giờ; thể tích phân bố ở trạng thái ổn định (Vss) khoảng 118 lít. Độ thanh thải có giá trị ước tính là khoảng 39 L/giờ. Thể trọng trung bình đi với đánh giá độ thanh thải này là 72 kg.

Dexmedetomidin có động học tuyến tính trong khoảng liều từ 0,2 đến 0,7 µg/kg/giờ khi dùng truyền tĩnh mạch cho tới 24 giờ. Bảng 1 cho thấy các thông số dược động học chính khi truyền Precedex (sau các liều ban đầu thích hợp) ở các tốc độ truyền duy trì 0,17 mcg/kg/giờ (nồng độ dự định đạt được là 0,3 ng/ml) trong 12 và 24 giờ; 0,33 mcg/kg/giờ (nồng độ dự định đạt được là 0,6 ng/ml) trong 24 giờ, và 0,70 mcg/kg/giờ (nồng độ dự định đạt được là 1,25 ng/ml) trong 24 giờ.

Phân bố:

Thể tích phân bố ở trạng thái ổn định (Vss) của dexmedetomidin khoảng 118 lít. Liên kết với protein của dexmedetomidine đã được đánh giá trong huyết tương của nam giới và nữ giới tình nguyện. Giá trị liên kết protein trung bình là 94% và hằng định qua các nồng độ khác nhau đã được thử. Liên kết protein là tương tự ở nam giới và nữ giới. Phần dexmedetomidine hydrochlorid liên kết với protein huyết tương giảm đáng kể ở các bệnh nhân suy gan so với người khoẻ mạnh.

Khả năng chiếm chỗ gắn kết của dexmedetomidine bởi fentanyl, ketorolac, theophyllin, digoxin và lidocain đã được khảo sát kỹ lưỡng trong in vitro, cho thấy thay đổi không đáng kể trong liên kết với protein huyết tương của dexmedetomidine. Khả năng chiếm chỗ gắn kết của phenytoin, warfarin, ibuprofen, propranolol, theophylline và digoxin bởi dexmedetomidine đã được khảo sát kỹ lưỡng trong in vitro và không có chất nào có vẻ bị chiếm chỗ đáng kể bởi dexmedetomidine.

Chuyển hoá:

Dexmedetomidine bị chuyển hoá sinh học hầu như hoàn toàn với lượng rất nhỏ dexmedetomidine được thải trừ qua nước tiểu và phân. Chuyển hoá sinh học bao gồm glucuronid hoá trực tiếp và chuyển hoá qua trung gian cytochrome P450. Các đường chuyển hoá chính của dexmedetomidine là N-glucuronid hoá trực tiếp thành các chất chuyển hoá không có hoạt tính; hydroxyl hoá phần chất béo (chủ yếu qua trung gian CYP2A6) của dexmedetomidine để tạo thành 3-hydroxy dexmedetomidine; và N-methyl hoá dexmedetomidine để tạo thành 3-hydroxy N-methyl dexmedetomidine, 3-carboxy N-methyl dexmedetomidine, và N-methyl-O-glucuronid dexmedetomidine.

Thải trừ:

Thời gian bán thải giai đoạn cuối (t

1/2

) khoảng 2 giờ và độ thanh thải có giá trị ước tính là khoảng 39 L/giờ. Một nghiên cứu cân bằng khối chứng tỏ rằng sau 9 ngày có trung bình khoảng 95% hoạt độ phóng xạ, sau khi tiêm tĩnh mạch dexmedetomidine đánh dấu phóng xạ, được phát hiện trong nước tiểu và 4% qua phân. Không có dexmedetomidine ở dạng không đổi được phát hiện trong nước tiểu. Khoảng 85% hoạt độ phóng xạ phát hiện trong nước tiểu được thải trừ trong vòng 24 giờ sau khi truyền. Phân đoạn hoạt độ phóng xạ thải trừ trong nước tiểu chứng tỏ rằng các sản phẩm N-glucuronid hoá chiếm khoảng 34% tổng bài tiết qua nước tiểu. Thêm vào đó, hydroxyl hoá phần chất béo của thuốc mẹ để tạo thành 3-hydroxy dexmedetomidine, glucuronid của 3-hydroxy dexmedetomidine và 3-carboxylic dexmedetomidine cùng nhau chiếm khoảng 14% của liều trong nước tiểu. N-methyl hoá dexmedetomidine để tạo thành 3-hydroxy N-methyl dexmedetomidine, 3-carboxy N-methyl dexmedetomidine, và N-methyl-O-glucuronid dexmedetomidine chiếm khoảng 18% của liều trong nước tiểu. Chất chuyển hoá N-Methyl bản thân nó là một chất có rất ít và không phát hiện được trong nước tiểu. Khoảng 28% các chất chuyển hoá trong nước tiểu không xác định được.

Giới:

Không thấy có khác biệt về dược động học của dexmedetomidine do giới tính.

Lão khoa:

Dược động học của dexmedetomidine không bị ảnh hưởng bởi tuổi. Không thấy có khác biệt về dược động học của dexmedetomidine ở người trẻ (18-40 tuổi), trung niên (41-65 tuổi) và người già (> 65 tuổi).

Nhi khoa:

Dược động học của dexmedetomidine chưa được nghiên cứu ở trẻ em.

Suy thận:

Dược động học của dexmedetomidine hydrochlorid (Cmax, Tmax, AUC, t, CL và Vss) là không khác biệt ở những người bị suy thận nặng (thanh thải creatinin < 30 ml/phút) so với người khoẻ mạnh. Tuy nhiên, dược động học của các chất chuyển hoá của dexmedetomidine chưa được đánh giá ở các bệnh nhân suy chức năng thận. Vì phần chính của các chất chuyển hoá được bài tiết qua thận, có lẽ các chất chuyển hoá có thể bị tích luỹ sau khi truyền thời gian dài cho các bệnh nhân suy chức năng thận (xem Thận trọng, Liều dùng và Cách dùng).

Suy gan:

Ở các bệnh nhân với mức độ suy gan khác nhau (Child-Pugh nhóm A, B hoặc C), các giá trị thanh thải là thấp hơn so với người khoẻ mạnh. Giá trị thanh thải trung bình cho những người bị suy gan nhẹ, vừa và nặng là 74%, 64% và 53%, so với mức ở người khoẻ mạnh bình thường, một cách tương ứng. Thanh thải trung bình cho thuốc tự do là 59%, 51% và 32% so với mức ở người khoẻ mạnh bình thường, một cách tương ứng.

Mặc dù Precedex được định liều theo tác dụng, có thể cần xem xét giảm liều cho các bệnh nhân suy gan (xem Thận trọng: Suy gan và Liều lượng và cách dùng).

Cách dùng:
Dung nạp của Dexmedetomidine đã được ghi nhận trong một nghiên cứu trong đó những người khoẻ mạnh đã dùng các liều ngang và trên liều khuyến cáo từ 0,2 đến 0,7 mcg/kg/giờ. Nồng độ trong máu tối đa đạt được trong nghiên cứu này là khoảng 13 lần cao hơn giới hạn trên của mức điều trị. Các tác dụng đáng lưu ý nhất được thấy ở 2 người có nồng độ trong huyết tương cao nhất là blốc AV cấp 1 và blốc tim cấp 2. Không có thương tổn huyết động được thấy với blốc AV và blốc tim mà mất ngay trong vòng một phút.

5 bệnh nhân đã dùng quá liều Dexmedetomidine trong các nghiên cứu an thần trong ICU. 2 người không có triệu chứng nào được báo cáo; 1 người dùng liều nạp ban đầu 2mcg/kg trong 10 phút (gấp 2 lần liều nạp khuyến cáo) và một người dùng truyền duy trì 0,8 mcg/kg/giờ. 2 bệnh nhân khác dùng liều nạp ban đầu 2mcg/kg trong 10 phút bị nhịp tim chậm và/hoặc hạ áp. 1 người dùng liều nạp tiêm nhanh Dexmedetomidine không pha loãng (19,4 mcg/kg) đã bị ngừng tim nhưng đã hồi phục hoàn toàn.



Điều chỉnh liều:

Có thể xem xét giảm liều với các bệnh nhân suy gan và suy thận (Xem Dược lý lâm sàng, Dược động học và Thận trọng, Suy gan).

Mô tả:


Bảo quản:


Dexmedetomidine Dexmedetomidine Product description: An thần cho các bệnh nhân bắt đầu đặt ống nội khí quản và thông khí nhân tạo trong khi điều trị trong tiến hành điều trị tích cực. Dexmedetomidine phải được dùng truyền liên tục không quá 24 giờ. Dexmedetomidine TG935


Dexmedetomidine


An than cho cac benh nhan bat dau dat ong noi khi quan va thong khi nhan tao trong khi dieu tri trong tien hanh dieu tri tich cuc. Dexmedetomidine phai duoc dung truyen lien tuc khong qua 24 gio.
RẤT NHIỀU SẢN PHẨM

DANH BẠ PHONG PHÚ

Đa dạng hàng trăm ngàn thuốc

CÁC THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG

ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC

Chi tiết từng ngõ, phố, quận, huyện

TIN TỨC CẬP NHẬT

TIN SỨC KHỎE HỮU ÍCH

Các tin y tế cập nhật liên tục

HỖ TRỢ NHANH CHÓNG

HỖ TRỢ NHANH CHÓNG

Tư vẫn miễn phí, nhiệt tình

RẤT NHIỀU SẢN PHẨM

DANH BẠ PHONG PHÚ

Đa dạng hàng trăm ngàn thuốc

TIN TỨC CẬP NHẬT

TIN SỨC KHỎE HỮU ÍCH

Các tin y tế cập nhật liên tục

Giá Thuốc www.giathuoc.net Hà Nội, Việt Nam 123 ABC VN-HN 10000 VN ‎0912121212