THÔNG TIN VỀ THÀNH PHẦN: CEFOPERAZOL
Tên khác:
Cefoperazole
Thành phần:
Cefoperazol sodium
Tác dụng:
Cefoperazone kháng sinh bán tổng hợp nhóm cephalosporin thế hệ 3, có tác dụng diệt khuẩn do ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn đang phát triển và phân chia.
Cefoperazone là kháng sinh dùng theo đường tiêm có tác dụng kháng khuẩn tương tự Ceftazidim.
Cefoperazone rất bền vững trước các beta - lactamase được tạo thành ở hầu hết các vi khuẩn gram âm. Do đó, cefoperazon có hoạt tính mạnh trên phổ rộng của vi khuẩn gram âm, bao gồm các chủng N. gonorrhoeae tiết penicillinase và hầu hết các dòng Enterobacter, Citrobacter, Proteus, Morganalle, Providencia, Salmonella, Shigella và Serratia spp.). Cefoperazon có tác dụng chống Enterobacteriaceae yếu hơn các cephalosporin thế hệ 3 khác. Cefoperazon thường có tác dụng chống các vi khuẩn kháng với các kháng sinh beta - lactam khác.
Chỉ định:
Ðiều trị:
Cefoperazone được sử dụng để điều trị các nhiễm khuẩn nặng do các vi khuẩn gram âm, gram dương nhạy cảm và các vi khuẩn đã kháng với các kháng sinh họ beta-lactam khác:
Nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới.
- Nhiễm trùng đường tiểu trên và dưới.
- Viêm phúc mạc, viêm túi mật, viêm đường mật & những nhiễm trùng khác trong ổ bụng.
- Nhiễm trùng huyết.
- Viêm màng não.
- Nhiễm trùng da và mô mềm.
- Nhiễm trùng xương và khớp.
- Viêm vùng chậu, viêm nội mạc tử cung, lậu cầu và những nhiễm trùng khác ở đường sinh dục.
Dự phòng: dự phòng nhiễm trùng sau phẫu thuật cho những bệnh nhân được phẫu thuật vùng bụng, phụ khoa, tim mạch và chấn thương chỉnh hình.
Quá liều:
Chống chỉ định:
Không sử dụng đối với các bệnh nhân nhạy cảm với các kháng sinh thuộc nhóm cephalosporine.
Tác dụng phụ:
Mề đay, ban đỏ, sốt, giảm bạch cầu (có thể hồi phục), giảm prothrombin máu (ít gặp và thoáng qua), ảnh hưởng trên hệ tiêu hóa, các phản ứng tại chỗ, thiếu vitamin K (hiếm).
Thận trọng:
Cefoperazone được thải trừ chủ yếu qua đường mật. Ở những bệnh nhân bị bệnh lý gan hoặc tắc mật thì phải điều chỉnh lại liều lượng cho thích hợp.
LÚC CÓ THAI VÀ LÚC NUÔI CON BÚ
Lúc có thai: do chưa có nghiên cứu đầy đủ nên tránh dùng thuốc trong thai kỳ trừ khi thật cần thiết.
Lúc nuôi con bú: thuốc được bài tiết qua sữa mẹ ít. Tuy nhiên phải lưu ý khi sử dụng ở người đang cho con bú.
Tương tác thuốc:
Có thể xảy ra các phản ứng giống disulfiram với các triệu chứng đặc trưng như đỏ bừng, ra mồ hôi, đau đầu, buồn nôn, nôn và nhịp tim nhanh nếu uống rượu trong vòng 72 giờ sau khi dùng cefoperazon
Dược lực:
- Kháng sinh bán tổng hợp nhóm cephalosporin thế hệ 3 và chỉ dùng đường tiêm.
- Có tác dụng diệt khuẩn do ức chế sự tổng hợp vách tế bào vi khuẩn.
Dược động học:
- Thuốc không hấp thu qua đường tiêu hóa.
- Phân bố rộng khắp mô và dịch cơ thể.
- Cefoperazone thải trừ chủ yếu ở mật (70-75%) và nhanh chóng đạt được nồng độ cao trong mật. Lượng cefoperazone còn lại được thải trừ qua nước tiểu, chủ yếu qua lọc cầu thận.
- Qua hàng rào máu não tốt khi màng não bị viêm.
- Thuốc qua nhau thai và bài tiết qua sữa mẹ với nồng độ thấp.
Cách dùng:
Có thể dùng đường tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch.
Nhiễm khuẩn nhẹ và trung bình: 1-2g mỗi 12 giờ.
Nhiễm khuẩn nặng: 2-4g cách mỗi 12 giờ.
Liều bình thường ở trẻ em: 25-100mg/kg mỗi 12 giờ.
Suy thận: không cần giảm liều Cefoperazone.
Liều dùng cho người bị bệnh gan hoặc tắc mật không được quá 4g/24giờ.
Mô tả:
Bảo quản:
Bảo quản ở nhiệt độ dưới 25 độ C.