Melatonin

  • gplus
  • pinterest


THÔNG TIN VỀ THÀNH PHẦN: MELATONIN

Tên khác:
Melatonine

Thành phần:
melatonin

Tác dụng:
Melatonin có tác dụng chính là điều hòa chu kì ngày – đêm hay chu kì thức – ngủ của cơ thể.



Melatonin có tính gây buồn ngủ nên thường được sử dụng trong việc điều hòa giấc ngủ và nhịp sinh học nhưng nó không phải là thuốc ngủ.



Một số người bệnh mất ngủ có nồng độ melatonin thấp. Do đó, một số nghiên cứu cho rằng việc bổ sung thêm melatonin có thể giúp ngủ tốt hơn.



Ngoài có tác dụng chữa bệnh mất ngủ do thay đổi múi giờ thì melatonin cũng được sử dụng cho người già. Vì sự tiết chế hóc môn melatonin bị giảm theo độ tuổi, người già sẽ bị suy giảm hóc môn melatonin nhiều hơn so với người trẻ.



Tuy nhiên việc sử dụng melatonin để chữa bệnh mất ngủ không phải là giải pháp cho tất cả mọi người vì lạm dụng nó sẽ dẫn đến nhiều hậu quả tai hại.

Chỉ định:
Hỗ trợ, giúp ngủ ngon cho người lớn.

Không dùng cho trẻ dưới 12 tuổi.



Những người muốn ngủ vào thời gian "không phù hợp với nhịp sinh học" trong ngày (công nhân làm ca, hoặc sau các chuyến bay dài có thay đổi múi giờ...).





Quá liều:
Trường hợp khẩn cấp/quá liều



Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.





Chống chỉ định:
Melatonin không nên dùng đối với phụ nữ đang mang thai hay chuẩn bị mang thai, trẻ em dưới 18 tuổi không được dùng thuốc và những người mắc các bệnh về thận, gan, trầm cảm cũng không nên dùng, nếu bắt buộc phải dùng thì cần có sự tư vấn của các bác sĩ khi dùng hormone này.

Tác dụng phụ:
– Đường huyết tăng



– Gây to vú ở nam giới,



– Giảm số lượng và chất lượng tinh trùng



– Gây đau, khó chịu ở đường ruột và tiêu hóa, hoa mắt chóng mặt.



– Gây cảm giác ngây ngất nhanh chóng ở người dùng nhưng không đưa họ vào trạng thái ngủ sâu giấc được.



Mặc dù có thể có các tác dụng phụ chưa được biết đến, melatonin được cho là có thể an toàn khi dùng trong một thời gian ngắn (lên đến 2 năm ở một số người).



Tác dụng phụ phổ biến melatonin có thể bao gồm: Buồn ngủ vào ban ngày; tâm trạng chán nản, cảm thấy khó chịu; đau bụng; đau đầu; chóng mặt.



Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể xuất hiện các tác dụng phụ khác không được đề cập.

Thận trọng:
Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú



Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.



Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thuốc này đến nay vẫn chưa có tác dụng phụ đối với phụ nữ mang thai và cho con bú đối với thai kỳ.



Dị ứng với melatonin;

Bệnh tiểu đường;

Trầm cảm;

Chảy máu hoặc rối loạn đông máu như bệnh dễ chảy máu;

Tăng hoặc hạ huyết áp;

Động kinh hoặc rối loạn co giật khác;

Nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc để ngăn ngừa thải ghép nội tạng.

Tương tác thuốc:
Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc.



Dùng thuốc này với các thuốc khác gây buồn ngủ có thể làm trầm trọng thêm tác động này. Hãy hỏi bác sĩ của bạn trước khi sử dụng melatonin kèm với thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc giảm đau có chất gây mê, thuốc giãn cơ, thuốc chống động kinh hoặc thảo dược/thực phẩm chức năng cũng có thể gây buồn ngủ (tryptophan, anh túc California, hoa cúc, Rambus kola, kava, St. John wort, bán chi liên, valerian và những thuốc khác).



Hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn đang dùng: Thuốc kháng sinh; Aspirin hoặc acetaminophen (Tylenol); Thuốc tránh thai; Insulin hoặc thuốc uống trị tiểu đường; Thuốc giảm đau có chất gây mê; Thuốc dạ dày – lansoprazole (Prevacid), omeprazole (Prilosec), ondansetron (Zofran); Thuốc trị rối loạn tăng động giảm chú ý, Adderall, Ritalin và những thuốc khác; Thuốc hạ huyết áp mexiletin, propranolol, verapamil; Thuốc để điều trị hoặc ngăn ngừa khối máu đông – clopidogrel (Plavix), warfarin (Coumadin, Jantoven); Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) – ibuprofen (Advil, Motrin), naproxen (Aleve), celecoxib, diclofenac, indomethacin, meloxicam và những thuốc khác.

Dược lực:
Melatonin là một hormone tự nhiên của cơ thể, Melatonin giúp tạo giấc ngủ giống với sinh lý bao gồm tạo giấc ngủ ngon, sâu, sự tỉnh táo vào buổi sáng từ đó cải thiện, nâng cao chất lượng của cuộc sống, tăng cường sức khỏe. Ưu điểm lớn nhất của Melatonin đó là không gây nhờn, phụ thuộc thuốc như các thuốc gây ngủ có nguồn gốc tổng hợp khác. Melatonin dùng trước khi ngủ 1 – 2 giờ. Sử dụng đơn giản, ít tác dụng phụ, duy trì tốt giấc ngủ của bạn.



Melatonin là một loại hormon được sinh ra từ tuyến yên ở hệ thần kinh trung ương. Nó cũng được tìm thấy trong nhiều loại thực vật ăn được nên có thể bổ sung qua đường thức ăn hoặc dược phẩm.



Dựa trên 10 nghiên cứu về melatonin của tổ chức Cocharance Collaboration đã chứng minh rằng: melatonin có hiệu quả trong việc chữa khó ngủ, mất ngủ do thay đổi múi giờ ( tuy nhiên trong 10 nghiên cứu này thì không phải nghiên cứu nào cũng đều khẳng định về tác dụng này của melatonin).



Dược động học:


Cách dùng:
Nên uống melatonin vào buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 1-2 giờ



Liều dùng thuốc melatonin cho người lớn



Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh rối loạn nhịp sinh học, rối loạn giấc ngủ:



Dùng đường uống với liều thông thường là 3-6 mg trước lúc đi ngủ.



Bạn nên làm gì nếu quên một liều?



Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Mô tả:


Bảo quản:


Melatonin Melatonin Product description: Hỗ trợ, giúp ngủ ngon cho người lớn.
<br>Không dùng cho trẻ dưới 12 tuổi.
<br>
<br>Những người muốn ngủ vào thời gian "không phù hợp với nhịp sinh học" trong ngày (công nhân làm ca, hoặc sau các chuyến bay dài có thay đổi múi giờ...).
<br>
<br>
Melatonin TG813


Melatonin


Ho tro, giup ngu ngon cho nguoi lon.
<br>Khong dung cho tre duoi 12 tuoi.
<br>
<br>Nhung nguoi muon ngu vao thoi gian "khong phu hop voi nhip sinh hoc" trong ngay (cong nhan lam ca, hoac sau cac chuyen bay dai co thay doi mui gio...).
<br>
<br>
RẤT NHIỀU SẢN PHẨM

DANH BẠ PHONG PHÚ

Đa dạng hàng trăm ngàn thuốc

CÁC THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG

ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC

Chi tiết từng ngõ, phố, quận, huyện

TIN TỨC CẬP NHẬT

TIN SỨC KHỎE HỮU ÍCH

Các tin y tế cập nhật liên tục

HỖ TRỢ NHANH CHÓNG

HỖ TRỢ NHANH CHÓNG

Tư vẫn miễn phí, nhiệt tình

RẤT NHIỀU SẢN PHẨM

DANH BẠ PHONG PHÚ

Đa dạng hàng trăm ngàn thuốc

TIN TỨC CẬP NHẬT

TIN SỨC KHỎE HỮU ÍCH

Các tin y tế cập nhật liên tục

Giá Thuốc www.giathuoc.net Hà Nội, Việt Nam 123 ABC VN-HN 10000 VN ‎0912121212