Cefoxitin

  • gplus
  • pinterest


THÔNG TIN VỀ THÀNH PHẦN: CEFOXITIN

Tên khác:


Thành phần:
Cefoxitin natri

Tác dụng:
Phổ tác dụng của thuốc bao gồm:

- Vi khuẩn Gram dương hiếu khí: Streptococcus faecalis, Streptococcus pneumoniae, Streptococcus pyogenes, Streptococcus viridans, Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis, Corynebacterium, Bacillus anthracis, Listeria monocytogenes.

- Vi khuẩn Gram dương yếm khí: Các loài Clostridium, Peptococcus, Peptostreptococcus.

- Vi khuẩn Gram âm hiếu khí: Haemophilus influenzae, Escherichia coli, Proteus mirabilis, Proteus vulgaris, các loàiKlebsiella, Salmonella, Shigella, Bordetella, Neisseria gonorrhoeae, Neisseria meningitidis, Vibrio cholerae, Pasteurella multocida.

- Vi khuẩn Gram âm yếm khí: Các loài Bacteroides kể cả B. fragilis.

Sau một liều tiêm tĩnh mạch của 1g Cefoxitin, nồng độ đạt được trong huyết tương sau 5 phút là 110 mg/ml, sau 4 giờ là 1 mg/ml. Thời gian bán thải của Cefoxitin từ 41-59 phút. Khoảng 85% Cefoxitin được bài tiết qua thận sau 6 giờ dưới dạng không bị chuyển hóa. Cefoxitin được phân bố trong dịch màng phổi, màng bụng và mật.

Chỉ định:
Cefoxitin được chỉ định để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với cefoxitin như:

- Nhiễm trùng đường hô hấp dưới, bao gồm viêm phổi và áp xe phổi.

- Nhiễm trùng đường niệu.

- Nhiễm trùng trong ổ bụng, bao gồm viêm phúc mạc và áp-xe ổ bụng.

- Nhiễm trùng phụ khoa, bao gồm cả nội mạc tử cung, vùng chậu. Cũng giống như các cephalosporin khác, Vicefoxitin 1g không có tác dụng với Chlamydia trachomatis.

- Nhiễm trùng máu.

- Nhiễm trùng xương, khớp.

- Nhiễm khuẩn da.

Cefoxitin cũng được sử dụng dự phòng nhiễm trùng trong phẫu thuật như: Phẫu thuật tiêu hóa, cắt bỏ tử cung, mổ lấy thai.

Quá liều:


Chống chỉ định:
Mẫn cảm với các cephalosporin, tiền sử có phản ứng phản vệ với penicilin.

Tác dụng phụ:
- Phản ứng tại chỗ:

Phản ứng tại chỗ tiêm: Đây là tác dụng phụ thường gặp nhất của Cefoxitin. Đau cơ, mềm cơ, co cứng cơ có thể xảy ra khi tiêm bắp.Viêm tắc tĩnh mạch huyết khối có thể xảy ra khi tiêm tĩnh mạch. Phản ứng bất lợi khi tiêm tĩnh mạch có thể giảm thiểu bằng cách dùng dung dịch lidocain hydroclorid 0,5%, 1%, hoặc hệ đệm, sử dụng kim tiêm loại nông. Không nên sử dụng loại kim tiêm sâu vì làm tăng nguy cơ viêm tắc tĩnh mạch huyết khối.

- Phản ứng dị ứng:

Phản ứng mẫn cảm: Ban sẩn, ban đỏ, viêm da tróc vảy, ngứa, tăng bạch cầu ưa eosin, sốt và các phản ứng mẫn cảm khác. Phản ứng quá mẫn và phù mạch hiếm khi xảy ra. Nếu xảy ra phản ứng quá mẫn, ngưng diều trị bằng cefoxitin và có những liệu pháp thích hợp như epinephrin, các corticoid, thông thoáng đường thở, thở oxy.

- Tim mạch : Hạ huyết áp.

- Đường tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, viêm đại tràng giả có thể xuất hiện trong hoặc sau khi điều trị kháng sinh.

- Máu: Tăng bạch cầu, tiểu cầu, bạch cầu đa nhân, bạch cầu trung tính thoáng qua, giảm tuỷ xương. Thiếu máu bao gồm thiếu máu tan huyết. Có thể tạo kết quả dương tính giả đối với phép thử Coombs trực tiếp.

- Chức năng gan:

Viêm gan và vàng da ứ mật, tăng transaminase.

- Chức năng thận:

Tăng creatin huyết tương và/hoặc ure máu. Độc thận và giảm niệu ít khi xảy ra. Những tác động này thường xảy ra ở những bệnh nhân trên 50 tuổi, bệnh nhân bị suy thận hoặc sử dụng đồng thời với các thuốc độc thận khác.

Thận trọng:
Cefoxitin được sử dụng dưới dạng thuốc tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp, nên thường chỉ dùng tại các cơ sở y tế nhu bệnh viện, phòng khám… Nên thông báo với các bác sĩ nếu bạn gặp các vấn đề sức khoẻ như:



Đang mang thai hoặc dự định có thai

Đang sử dụng một vài thuốc khác kể cả thảo dược hay thực phẩm chức năng

Có tiền sử dị ứng với thực phẩm, thuốc hay bất kỳ hình thức nào khác

Từng dị ứng bới penicillin (amoxicillin) hay các thuốc trong nhóm beta lactam

Cefoxitin là một kháng sinh, vì vậy thuốc chỉ dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn và không có tác dụng trên virus (chẳng hạn như cảm lạnh).



Nên uống thuốc đúng giờ



Phải đảm bảo dùng đủ liều và theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Nếu bạn ngừng thuốc, ngay cả khi các triệu chứng đã giảm thì vi khuẩn vẫn chưa được tiêu diệt hoàn toàn. Điều đó sẽ khiến vi khuẩn trở nên kém nhạy cảm với kháng sinh, dẫn đến khó khăn trong các điều trị nhiễm trùng sau này.



Việc sử dụng cefotetan kéo dài có thể là nguyên nhân của nhiễm trùng lần hai. Hãy thông báo với bác sĩ vì có thể bạn cần được thay đổi thuốc điều trị.



Gặp bác sĩ ngay nếu bạn thấy các triệu chứng như đau bụng hay chuột rút, tiêu chảy nặng hay phân có lẫn máu trong thời gian điều trị với cefoxitin hoặc sau đó vài tháng.



Những đối tượng đặc biệt:



Phụ nữ có thai: hiện vẫn chưa tìm thấy bằng chứng thuốc gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, để sử dụng bất kỳ thuốc nào trong thai kỳ cũng đều cần sự đồng ý của bác sĩ

Phụ nữ đang cho con bú: cefoxitin bài tiết được qua sữa mẹ, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để cân nhắc giữ lợi ích và nguy cơ dùng thuốc

Bệnh nhân lớn tuổi: cần thận trọng do nhóm bệnh nhân này nhạy cảm hơn với các tác dụng phụ

Bệnh nhân đái tháo đường: cefotxitin có thể làm sai kết quả thử nghiệm đường trong nước tiểu





Tương tác thuốc:
Cefoxitin có thể gây ảnh hưởng đến chức năng thận, tác hại này sẽ tăng lên nếu dùng chung với một số thuốc như:



Thuốc kháng virus

Thuốc hoá trị

Kháng sinh đường tiêm aminoglycosie: tobramycin, gentamycin…

Thuốc chống thải ghép

Thuốc chống đông: warfarin, argatroban, enoxaparin, fondaparinux…

Các thuốc giảm đau như aspirin, paracetamol…

Cefoxitin có thể làm giảm tác dụng của các vaccine là vi khuẩn sống như vaccine:



Ngừa lao

Ngừa tả

Ngừa thương hàn

Dược lực:
Cefoxitin là một kháng sinh thuộc thế hệ thứ 2 của nhóm cephalosporin. Hoạt chất này thường được chỉ định điều trị hoặc ngăn ngừa nhiễm trùng trong các trường hợp trước, trong hoặc sau phẫu thuật.

Dược động học:
Cefoxitin là một cephalosporin thế hệ 2, có cấu trúc khác so với các cephalosporin khác do có thêm nhóm 7-β-methoxy gắn vào nhân acid 7-β-aminocephalosporanic có hoạt phổ rộng. Tác dụng diệt khuẩn của nó là do ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Cefoxitin bền vững với đa số các beta - lactamase của các vi khuẩn Gram âm và Gram dương:

Cách dùng:
*Người lớn: . thông thường từ 1 - 2 gam mỗi sáu đến tám giờ.. Liều dùng nên được xác định bởi tính nhạy cảm của các sinh vật gây bệnh, mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng, và tình trạng của bệnh nhõn.

Bảng 1: Hướng dẫn số lần dùng và liều lượng.

Với các bệnh nhân chạy thận nhân tạo, liều 1-2 gam nên được dùng sau mỗi lần chạy thận, và liều duy trì được thể hiện ở Bảng 2 .

*Trẻ em:

- Trẻ em trên ba tháng tuổi liều từ 80-160 mg / kg thể trọng mỗi ngày chia làm 4 - 6 lần. .Những liều dùng cao nên được sử dụng cho các nhiễm trùng nặng hoặc nghiêm trọng. .Tổng số liều dùng hàng ngày không nên vượt quá 12 gam.

- Tại thời điểm này không có đề nghị được thực hiện cho bệnh nhi từ sơ sinh đến ba tháng tuổi.

- Ở bệnh nhân suy thận ở trẻ em, liều lượng và tần suất liều dùng nên được điều chỉnh phù hợp với các khuyến nghị cho người lớn (xem Bảng 2 ).

Liều dùng dự phòng:

- Cefoxitin nên được dùng trước nửa giờ đến một giờ trước khi phẫu thuật.

* Người lớn:

- Liều dùng dự phòng trong phẫu thuật tiêu hóa, cắt bỏ tử cung: 2g tiêm tĩnh mạch trước khi phẫu thuật, tiếp đó 2 gam mỗi 6 giờ sau liều tiêm đầu tiên không quá 24 giờ.

- Liều dùng dự phòng cho bệnh nhân mổ lấy thai: Tiêm tĩnh mạch một liều đơn 2g cho người mẹ ngay khi kẹp dây rốn.

*Bệnh nhân nhi khoa (3 tháng tuổi trở lên): 30 - 40 mg / kg / thể trọng, dùng trước khi phẫu thuật.

Cách dùng: Tiêm bắp sâu, tiêm tĩnh mạch chậm trong 3-5 phút hoặc truyền tĩnh mạch.

Pha 1g Cefoxitin trong 10 ml dung tịch pha tiêm như nước cất pha tiêm, nước muối 0,9%, dextrose 5%.

Mô tả:


Bảo quản:


Cefoxitin Cefoxitin Product description: Cefoxitin được chỉ định để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với cefoxitin như:
<br>- Nhiễm trùng đường hô hấp dưới, bao gồm viêm phổi và áp xe phổi.
<br>- Nhiễm trùng đường niệu.
<br>- Nhiễm trùng trong ổ bụng, bao gồm viêm phúc mạc và áp-xe ổ bụng.
<br>- Nhiễm trùng phụ khoa, bao gồm cả nội mạc tử cung, vùng chậu. Cũng giống như các cephalosporin khác, Vicefoxitin 1g không có tác dụng với Chlamydia trachomatis.
<br>- Nhiễm trùng máu.
<br>- Nhiễm trùng xương, khớp.
<br>- Nhiễm khuẩn da.
<br>Cefoxitin cũng được sử dụng dự phòng nhiễm trùng trong phẫu thuật như: Phẫu thuật tiêu hóa, cắt bỏ tử cung, mổ lấy thai.
Cefoxitin TG808


Cefoxitin


Cefoxitin duoc chi dinh de dieu tri cac benh nhiem khuan do cac vi khuan nhay cam voi cefoxitin nhu:
<br>- Nhiem trung duong ho hap duoi, bao gom viem phoi va ap xe phoi.
<br>- Nhiem trung duong nieu.
<br>- Nhiem trung trong o bung, bao gom viem phuc mac va ap-xe o bung.
<br>- Nhiem trung phu khoa, bao gom ca noi mac tu cung, vung chau. Cung giong nhu cac cephalosporin khac, Vicefoxitin 1g khong co tac dung voi Chlamydia trachomatis.
<br>- Nhiem trung mau.
<br>- Nhiem trung xuong, khop.
<br>- Nhiem khuan da.
<br>Cefoxitin cung duoc su dung du phong nhiem trung trong phau thuat nhu: Phau thuat tieu hoa, cat bo tu cung, mo lay thai.
RẤT NHIỀU SẢN PHẨM

DANH BẠ PHONG PHÚ

Đa dạng hàng trăm ngàn thuốc

CÁC THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG

ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC

Chi tiết từng ngõ, phố, quận, huyện

TIN TỨC CẬP NHẬT

TIN SỨC KHỎE HỮU ÍCH

Các tin y tế cập nhật liên tục

HỖ TRỢ NHANH CHÓNG

HỖ TRỢ NHANH CHÓNG

Tư vẫn miễn phí, nhiệt tình

RẤT NHIỀU SẢN PHẨM

DANH BẠ PHONG PHÚ

Đa dạng hàng trăm ngàn thuốc

TIN TỨC CẬP NHẬT

TIN SỨC KHỎE HỮU ÍCH

Các tin y tế cập nhật liên tục

Giá Thuốc www.giathuoc.net Hà Nội, Việt Nam 123 ABC VN-HN 10000 VN ‎0912121212