THÔNG TIN VỀ THÀNH PHẦN: NAPROXEN
Tên khác:
Thành phần:
Naproxen sodium
Tác dụng:
Naproxene là thuốc chống viêm phi steroid có tác dụng hạ sốt, giảm đau và chống viêm, thuộc nhóm giảm đau không gây nghiện có tác dụng giảm đau nhẹ và vừa như đau do chấn thương, đau kinh, viêm khớp và các tình trạng cơ xương khác.
Chỉ định:
Giảm các cơn đau từ nhẹ đến trung bình kể cả đau sau khi sinh, đau sau khi đặt vòng tránh thai, đau hậu phẫu, đau do phẫu thuật chỉnh hình, đau bụng kinh nguyên phát, giảm (ngừa) cơn đau nửa đầu. Naproxene cũng được chỉ định trong việc điều trị những dấu hiệu từ nhẹ đến trung bình, cấp hay mãn của những chứng viêm cơ xương, viêm mô mềm và goutte cấp.
Quá liều:
Chống chỉ định:
Mẫn cảm với Naproxene. Vì khả năng gây phản ứng chéo, không nên dùng Naproxene ở những bệnh nhân vốn đã sử dụng aspirine hay thuốc kháng viêm không stérọde khác mà dẫn đến hội chứng suyễn, viêm mũi hay nổi mề đay.
Tác dụng phụ:
- Các tác dụng phụ thông thường nhất: rối loạn tiêu hóa, đau thượng vị, nhức đầu, buồn nôn, phù ngoại vi nhẹ, ù tai, chóng mặt.
- Những phải ứng phụ hiếm khi xảy ra nhưng đã được ghi nhận: rụng tóc, phản ứng sốc phản vệ với naproxène và những chất có cùng công thức với naproxène sodique, phù mạch, thiếu máu không tái tạo, thiếu máu tan huyết, viêm màng não vô khuẩn, loạn chức năng nhận thức, viêm phổi tăng bạch cầu ưa éosine, hoại tử biểu bì, ban đỏ đa dạng, viêm gan, xuất huyết dạ dày-tá tràng và/hay thủng dạ dày-tá tràng, giảm bạch cầu hạt, giảm thính lực, tiểu ra máu, mất khả năng tập trung, mất ngủ, vàng da, bệnh thận, loét dạ dày-tá tràng, loét đường tiêu hóa, viêm da do nhạy cảm với ánh sáng, nổi ban, hội chứng Stevens-Johson, giảm lượng tiểu cầu, viêm bao tử có loét, viêm mạch, rối loạn thị lực, buồn nôn.
Mặc dù chưa có một nghiên cứu nào về sự giữ muối Na được ghi nhận, nhưng với bệnh nhân có tiền sử bệnh tim có thể có nguy cơ cao khi dùng Naproxene.
Thận trọng:
CHÚ Ý ÐỀ PHÒNG
- Do chưa có những nghiên cứu đầy đủ về hiệu quả và độ an toàn nên Naproxene được khuyên không nên sử dụng ở trẻ em dưới 2 tuổi.
- Naproxene không được sử dụng ở bệnh nhân đang bị loét dạ dày, tá tràng tiến triển. Ở những bệnh nhân có tiền sử bệnh đường tiêu hóa nên theo dõi chặt chẽ khi dùng Naproxene.
- Những phản ứng phụ trên đường tiêu hóa có thể xảy ra bất cứ lúc nào với bệnh nhân điều trị bằng thuốc kháng viêm không stérọde. Nguy cơ xuất hiện những phản ứng phụ này dường như không tùy thuộc vào thời gian điều trị.
- Cho tới nay, những công trình nghiên cứu đều không xác định được thời điểm phát triển nguy cơ loét dạ dày tá tràng và xuất huyết, tuy nhiên ở những bệnh nhân cao tuổi và suy yếu, khả năng dung nạp sự loét và chảy máu ở đường tiêu hóa kém hơn những người khác. Phần lớn những phản ứng phụ đường tiêu hóa gây chết người, có liên quan đến việc sử dụng thuốc kháng viêm không stérọde ở những bệnh nhân cao tuổi và suy yếu này.
- Naproxene làm giảm kết tập tiểu cầu và kéo dài thời gian chảy máu. Nên lưu ý đến tác động này khi thời gian chảy máu được xác định. Khi dùng các loại thuốc này, cần phải theo dõi các kết quả xét nghiệm về chức năng gan.
Viên Naproxene 275mg chứa khoảng 25mg (khoảng 1mEq) sodium. Viên Naproxene 550mg chứa khoảng 50mg (khoảng 2mEq) sodium. Ðiều này cần lưu ý đối với những bệnh nhân đang phải hạn chế sử dụng muối sodium.
Bệnh nhân suy thận:
- Vì Naproxene và chất chuyển hóa của nó bị thải trừ chủ yếu (95%) bằng đường thận qua lọc tiểu cầu thận. Do đó phải hết sức thận trọng khi sử dụng Naproxene cho những bệnh nhân suy thận, đối với những bệnh nhân này phải kiểm tra créatinine huyết thanh và/hay độ thanh thải créatinine.
- Naproxene không được dùng lâu dài ở những bệnh nhân có độ thanh thải créatinine nhỏ hơn 20ml/phút.
- Ở những trường hợp đặc biệt như: bệnh nhân bị mất nhiều nước ngoại bào, xơ gan, bệnh nhân đang kiêng muối sodium, suy gan sung huyết và bệnh nhân mắc bệnh thận trước đó, cần phải đánh giá chức năng thận trước và trong khi điều trị bằng Naproxene. Ðối với bệnh nhân cao tuổi, chức năng thận vốn đã suy yếu cũng cần phải thận trọng giống như các trường hợp trên. Ðối với tất cả bệnh nhân này, việc giảm liều Naproxene điều trị hàng ngày cần được xem xét để tránh sự tích tụ thái quá chất chuyển hóa của Naproxene trong cơ thể.
Bệnh nhân suy gan: Ở bệnh nhân bệnh gan mãn do rượu và có thể còn ở những dạng khác của bệnh xơ gan nữa, nồng độ tổng quát của naproxène trong huyết tương giảm, nhưng nồng độ naproxène không gắn kết lại tăng. Ðiều khám phá này khiến liều lượng chính xác của naproxène chưa được biết rõ, nhưng tốt nhất chỉ nên sử dụng Naproxene ở liều thấp nhất có hiệu quả.
Bệnh nhân cao tuổi: Những công trình nghiên cứu chứng tỏ rằng mặc dù nồng độ tổng quát của naproxène trong huyết tương không thay đổi nhưng nồng độ của naproxène không gắn kết trong huyết tương tăng ở bệnh nhân cao tuổi. Ðiều khám phá này khiến liều lượng chính xác của naproxène chưa được biết rõ, nhưng tốt nhất chỉ nên sử dụng Naproxene ở liều thấp nhất có hiệu quả.
LÚC CÓ THAI
Do các thử nghiệm trên súc vật cho thấy thuốc có tác dụng gây quái thai, không nên dùng Naproxene trong quý 1 và quý 2 của thai kỳ, chỉ trừ khi tuyệt đối cần thiết. Chống chỉ định Naproxene ở quý 3 của thai kỳ do có thể gây ức chế sự co bóp tử cung và gây đóng sớm ống động mạch.
LÚC NUÔI CON BÚ
Phụ nữ cho con bú không nên dùng Naproxene. Naproxene được bài tiết yếu qua sữa mẹ (nồng độ: khoảng 1% nồng độ trong huyết tương).
Tương tác thuốc:
Do Naproxene có mức độ gắn kết cao với proteine huyết tương, nên đánh giá lại liều và theo dõi chặt chẽ các bệnh nhân được điều trị đồng thời với hydantọne. Mặc dầu cho đến nay chưa được quan sát thấy trên lâm sàng có tương tác thuốc giữa Naproxene và thuốc chống đông máu hoặc các sulfonylurea, cũng cần phải thận trọng do đã xảy ra tương tác với các thuốc cùng nhóm. Dùng đồng thời với probénécide sẽ làm tăng nồng độ naproxène trong huyết tương và kéo dài thời gian bán hủy sinh học.
Các tương tác thuốc của Naproxene cũng như của các thuốc kháng viêm không stérọde khác cũng đã được mô tả: giảm tác dụng lợi tiểu của furosémide, giảm thanh thải lithium ở thận, giảm tác dụng hạ huyết áp của propranolol và các thuốc chẹn bêta khác, giảm bài tiết methotrexate qua thận.
Naproxene có thể giao thoa với một vài định lượng 17-cetosterọde và 5-hydroxyindoacetique trong nước tiểu, nên ngưng tạm thời Naproxene 48 giờ trước khi làm xét nghiệm chức năng thận. Naproxene gây ức chế có hồi phục sự kết tập tiểu cầu và kéo dài thời gian chảy máu. Tác dụng này phải được lưu ý đến khi xác định thời gian chảy máu.
Dược lực:
Naproxene có đặc tính giảm đau, kháng viêm và hạ sốt mạnh. Naproxene là dẫn xuất không sterọde của acide propionique, ức chế sinh tổng hợp của prostaglandine. Hoạt chất chính dưới dạng muối Na được hấp thu nhanh và hoàn toàn, và tác dụng giảm đau xảy ra nhanh, sau khi uống thuốc khoảng 15 đến 30 phút.
Dược động học:
- Hấp thu: Sau khi uống, thuốc được hấp thu nhanh và hoàn toàn. Naproxène sodique đạt nồng độ đáng kể trong huyết tương sau 20 phút, và đạt nồng độ tối đa sau khi uống thuốc khoảng 1-2 giờ. Thức ăn không gây ảnh hưởng đến tiến trình hấp thu của thuốc.
- Phân bố: Lượng hoạt chất gắn với proteine huyết tương là 99%.
- Chuyển hóa/Ðào thải: Thời gian bán hủy trong huyết tương khoảng 13 giờ. Khoảng 95% liều dùng được đào thải trong nước tiểu dưới dạng naproxène không đổi, chất chuyển hóa 6-desmethylnaproxene không có hoạt tính hoặc dạng liên hợp của naproxene.
Cách dùng:
Người lớn:
Bệnh viêm thấp khớp và thoái hóa:
Liều tấn công và trong các cơn cấp tính: 1100mg/ngày. Liều duy trì 550-1100mg/ngày tùy theo cường độ đau.
Bệnh thấp ngoài khớp, đau sau phẫu thuật và sau chấn thương: thông thường dùng liều hàng ngày 1100mg tỏ ra có hiệu quả. Liều lượng này phải được đánh giá lại ở từng trường hợp, nhưng không vượt quá 1375mg/ngày. Liều hàng ngày có thể dùng một lần duy nhất hoặc chia làm 2 lần cách nhau 12 giờ.
Ðau bụng kinh: liều khuyến cáo khởi đầu là 550mg, sau đó là 275mg mỗi 6-8 giờ trong 3-4 ngày.
Bệnh goutte: liều khởi đầu là 825mg, sau đó là 275mg mỗi 8 giờ cho đến khi cơn đau cấp giảm.
Ðề phòng nhức nửa đầu: liều khuyến cáo là 550mg, 2 lần/ngày. Nếu dùng thuốc trong vòng 4-6 tuần mà bệnh không thuyên giảm, nên ngưng sử dụng thuốc.
Trường hợp đau sau khi sinh: liều duy nhất là 550mg.
Trường hợp viêm cơ xương, mô mềm từ nhẹ đến trung bình, cấp hay mãn : liều khuyến cáo khởi đầu cho người lớn là 275mg, 2 lần/ngày (sáng và tối) hay 275mg buổi sáng và 550mg buổi tối. Trong thời gian điều trị lâu dài, liều lượng tăng hay giảm tùy thuộc vào đáp ứng lâm sàng của bệnh nhân.
Ghi chú: Không nên bẻ viên Naproxene 550mg.
Mô tả:
Bảo quản:
Nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng.