THÔNG TIN VỀ THÀNH PHẦN: GATIFLOXACIN
Tên khác:
Thành phần:
Gatifloxacin
Tác dụng:
Tác động kháng khuẩn của gatifloxacin là do ức chế DNA gyrase và topoisomerase IV. DNA gyrase là một men thiết yếu cho quá trình nhân đôi, sao chép và sửa chữa DNA của vi khuẩn. Topoisomerase IV là một men giữ vai trò chủ chốt trong việc phân cắt DNA trong quá trình phân chia tế bào. Dường như cấu tạo có thành phần C-8-methoxy góp phần làm tăng cường tác động và giảm đột biến đề kháng chọn lọc của vi khuẩn gram dương, so với cấu tạo không có methoxy C-8.
Cơ chế tác động của fluoroquinolones bao gồm gatifloxacin rất khác với cơ chế của penicillins, cephalosporins, aminoglycosides, macrolides, và tetracyclines. Do đó, fluoroquinolones có thể có tác động đối với các tác nhân gây bệnh đã đề kháng với các kháng sinh này. Không có đề kháng chéo giữa gatifloxacin và các nhóm kháng sinh này.
Chỉ định:
Gatifloxacin được chỉ định cho bệnh nhân ≥ 18 tuổi để điều trị các nhiễm khuẩn xảy ra do các vi khuẩn nhạy cảm sau đây: viêm phổi mắc phải trong cộng đồng, đợt cấp viêm phế quản mạn tính, viêm xoang cấp, nhiễm khuẩn không biến chứng da và các tổ chức da, nhiễm khuẩn tiết niệu không biến chứng (viên bàng quang) và có biến chứng, viêm thận - bể thận, lậu niệu đạo không biến chứng, lậu trực tràng ở nam, lậu cổ tử cung và lậu trực tràng ở nữ.
Quá liều:
Khi gặp tai biến do uống quá liều gatifloxacin, cần làm sạch dạ dày bằng cách gây nôn hay rửa dạ dày. Bệnh nhân cần được theo dõi cẩn thận và điều trị triệu chứng. Duy trì truyền dịch thích hợp. Gatifloxacin không được loại khỏi cơ thể một cách hiệu quả bằng thẩm tách máu (khoảng 14% vẫn còn lại sau 4 giờ) hoặc bằng thẩm phân phúc mạc ngoại trú dài ngày (11% tìm lại được sau 8 ngày).
Chống chỉ định:
Gatifloxacin được chống chỉ định với người quá mẫn với gatifloxacin hay với các thuốc kháng khuẩn họ quinolon hay bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Tác dụng phụ:
Lâm sàng: Buồn nôn (8%), viêm âm đạo (6%), tiêu chảy (4%), nhức đầu (3%), chóng mặt (3%), đau bụng (2%), nôn (2%), khó tiêu (1%), mất ngủ (1%), rối loạn vị giác (1%).
Các tác dụng phụ không mong muốn khác chỉ xảy ra từ 0.1 tới 1%.
Thận trọng:
Bệnh nhân suy thận: Ở bệnh nhân có hệ số thanh thải creatinin < 40ml/phút, cần hiệu chỉnh chế độ liệu lượng.
Cân bằng nội môi: Giống như các quinolon khác, rối loạn glucose huyết kể cả tăng và giảm đường huyết triệu chứng cũng đã được ghi nhận, thường gặp trên những bệnh nhân tiểu đường có điều trị đồng thời một thuốc hạ đường huyết uống (như glyburide) hay insuline. Trên những bệnh nhân này nên theo dõi đường huyết cẩn thận.
Dùng cho trẻ em: Tính an toàn và hiệu quả của gatifloxacin trên trẻ em dưới 18 tuổi còn chưa được chứng minh.
LÚC CÓ THAI VÀ LÚC NUÔI CON BÚ
Lúc có thai:
Chỉ nên dùng Gatifloxacin trong thời kỳ có thai khi khi lợi ích điều trị cho người mẹ vượt trên tiềm năng gây nguy cơ cho thai nhi.
Lúc nuôi con bú:
Chưa rõ ràng thuốc này có bài xuất qua sữa mẹ hay không. Gatifloxacin ghi nhận có bài tiết qua sữa chuột. Do đó cần thận trọng khi dùng cho bà me trong thời kỳ cho con bú.
CHÚ Ý ÐỀ PHÒNG
Tính an toàn và hiệu quả của gatifloxacin trên trẻ em, thiếu niên (dưới 18 tuổi) phụ nữ có thai và đang cho con bú chưa được chứng minh.
Cũng như các thuốc khác họ quinolon, cần sử dụng Gatifloxacin một cách thận trọng trên những bệnh nhân được biết hay nghi ngờ có rối loạn hệ thần kinh trung ương như xơ vữa mạch máu não nặng, động kinh và các yếu tố khác có thể dẫn đến co giật.
Tương tác thuốc:
Không gặp tương tác có ý nghĩa của Gatifloxacin trên người khoẻ mạnh. Không cần điều chỉnh liều khi dùng Gatifloxacin với cimetidin, midazolam, theophylin, warfarin hay khi cho bệnh nhân tiểu đường dùng đồng thời glyburide, sulfate sắt hay chế độ ăn có bổ sung kẽm, magnesium hoặc sắt (ví dụ các chế phẩm có nhiều vitamin), có thể dùng trước hay sau Gatifloxacin 4 giờ, các kháng acid có chứa nhôm, magnesium có thể dùng sau Gatifloxacin 4 giờ đều không gây ra tương tác dược động học có ý nghĩa.
Dùng đồng thời Gatifloxacin với digoxin không gây ra một sự thay đổi có ý nghĩa nào về dược động học của gatifloxacin; tuy nhiên cũng đã ghi nhận có sự tăng nồng độ digoxin ở trong 3/11 bệnh nhân; vì vậy cần giám sát kỹ các dấu hiệu và/hoặc triệu chứng ngộ độc digoxin.
Dược lực:
Gatifloxacin là một 8-methoxyfluoroquinolone có tác động in vitro kháng phổ rộng vi khuẩn gram âm và gram dương.
Dược động học:
- Hấp thu: Gatifloxacin được hấp thu tốt qua đường tiêu hoá sau khi uống và không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Sinh khả dụng tuyệt đối của gatifloxacin là 96%. Nồng dộ đỉnh trong huyết tương đạt được sau khi uống 1-2 giờ.
- Phân bố: Gatifloxacin được phân phối rộng khắp cơ thể, vào nhiều mô và dịch: hô hấp (đại thực bào phế nang, niêm mạc phế quản, dịch biểu mô lót ở phổi, nhu mô phổi, niêm mạc xoang, đàm, niêm mạc tai giữa), da (dịch mụn rộp ở da), xương, đường tiêu hoá (nước bọt), dịch não tủy, đường tiết niệu sinh dục (tuyến tiền liệt, dịch tuyến tiền liệt, tinh dịch, âm đạo, cổ tử cung, nội mạc tử cung, cơ tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng).
- Chuyển hoá:
Gatifloxacin có biến đổi sinh học giới hạn ở người; chỉ có dưới 1% liều dùng được đào thải trong nước tiểu dưới dạng các chất chuyển hoá ethylenediamine và methylethylenediamine.
- Thải trừ: Gatifloxacin được thải trừ dưới dạng không chuyển hoá chủ yếu qua thận.
Gatifloxacin cũng có thể được đào thải một lượng nhỏ qua mật và/hoặc đường ruột, do 5% liều dùng được tìm thấy trong phân dưới dạng không đổi.
Nhạy cảm với ánh sáng: Gatifloxacin không biểu hiện tác động độc hại nào đối với ánh sáng khi nghiên cứu với liều uống 400mg mỗi ngày một lần trong 7 ngày trên những người khoẻ mạnh.
Một số đối tượng đặc biệt:
Người cao tuổi: Có sự khác biệt nhỏ về mặt dược động học của gatifloxacin ở phụ nữ, phụ nữ có tuổi tăng Cmax 21% và tăng AUC 32%.
Trẻ em: Chưa có đầy đủ nghiên cứu về dược động học ở trẻ em dưới 18 tuổi.
Bệnh nhân suy thận: Những bệnh nhân có độ thanh thải creatinin < 40ml/phút được khuyến cáo giảm liều Gatifloxacin.
Ổn định glucose nội môi: Phải cẩn thận theo dõi đường huyết khi dùng Gatifloxacin cho bệnh nhân tiểu đường.
Tương tác thuốc: Tính sinh khả dụng của gatifloxacin giảm đi đáng kể khi dùng đồng thời Gatifloxacin và sulfate sắt hoặc các thuốc kháng acid có chứa muối nhôm hay magnesium.
Cách dùng:
Các liều lượng Gatifloxacin được dùng một lần mỗi ngày (24 giờ). Những khuyến cáo này áp dụng cho các bệnh nhân có hệ số thanh thải creatinin ≥ 40ml/phút; với những bệnh có hệ số thanh thải creatinin < 40ml/phút, xem phần điều chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận. Gatifloxacin khi dùng không ảnh hưởng bởi thức ăn, kể cả sữa và chế độ ăn bổ sung canxi.
Hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận:
Liều lượng Gatifloxacin cần được hiệu chỉnh cho các bệnh nhân có hệ số thanh thải creatinin < 40ml/phút, kể cả những bệnh nhân đang thẩm tách máu và đang thẩm phân phúc mạc ngoại trú dài ngày.
Không cần hiệu chỉnh liều cho những chế độ dùng liều một lần (liều đơn độc 400mg để diều trị những bệnh nhân nhiễm khuẩn và nhiễm lậu đường tiết niệu không biến chứng), hay chế độ 200mg mỗi ngày trong 3 ngày để điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu không biến chứng trên bệnh nhân suy thận.
Các bệnh gan mạn tính:
Không cần thiết phải hiệu chỉnh liều Gatifloxacin trên bệnh nhân có tổn thương gan.
Lưu ý khi dùng thuốc:
Cần uống Gatifloxacin ít nhất 4 giờ trước hay sau khi dùng sulfate sắt và các thuốc bổ có chứa kẽm, magnesium hoặc sắt (như các sản phẩm nhiều vitamin). Cần uống Gatifloxacin ít nhất 4 giờ trước khi uống thuốc kháng acid có chứa nhôm/magnesium.
Mô tả:
Bảo quản:
Bảo quản ở 15-30 độ C, tránh ánh sáng, không để lạnh.