THÔNG TIN VỀ THÀNH PHẦN: ĐỊA HOÀNG
Tên khác:
Sinh địa, Địa hoàng, Thục địa
Thành phần:
Rehmannia glutinosa
Tác dụng:
Địa hoàng tươi có vị ngọt, đắng, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt, mát máu. Sinh địa hoàng (Củ địa hoàng khô) có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng tư âm dưỡng huyết. Thục địa hoàng có vị ngọt, mùi thơm, tính hơi ôn; có tác dụng nuôi thận, dưỡng âm, bổ huyết, làm đen râu tóc.
Người ta đã chứng minh được tác dụng chống đường huyết, tác dụng cầm máu, lợi tiểu, kháng sinh của Địa hoàng.
Chỉ định:
Sinh địa dùng chữa bệnh huyết hư phát nóng, thổ huyết, băng huyết, chảy máu cam, kinh nguyệt không đều, động thai; bệnh thương hàn, ôn dịch, phát ban chẩn, cổ họng sưng đau, huyết nhiệt, tân dịch khô. Ngày dùng 8-16g, có thể dùng đến 40g.
Quá liều:
Chống chỉ định:
Sắt
Tác dụng phụ:
Thận trọng:
Tương tác thuốc:
Dược lực:
Dược động học:
Cách dùng:
Bài thuốc có địa hoàng:
Mô tả:
Cây thảo sống nhiều năm cao 20-30cm, toàn cây có lông mềm và lông tiết màu tro trắng. Rễ mầm lên thành củ. Lá mọc vòng ở gốc; phiến lá hình bầu dục, gốc thuôn, đầu tròn, dài 3-15cm, rộng 1,5-6cm, mép khía răng tròn không đều; gân lá hình mạng lưới nổi rất rõ ở mặt dưới làm cho lá như bị rộp, chia lá thành những múi nhỏ. Hoa mọc thành chùm trên một cuống chung dài ở đầu cành. Đài và tràng đều hình chuông, tràng hơi cong dài 3-4cm, mặt ngoài tím đẫm, mặt trong hơi vàng với những đốm tím 4 nhị, nhị trường. Quả hình trứng, chứa nhiều hạt nhỏ.
Bảo quản: