THÔNG TIN VỀ THÀNH PHẦN: NGẢI CỨU
Tên khác:
thuốc cứu, ngải diệp, nhả ngải (tiếng Tày), quá sú (H'mông), cỏ linh li (Thái)
Thành phần:
Artemisia vulgaris
Tác dụng:
Tính vị, tác dụng: Ngải cứu đã phơi hay sấy khô có vị đắng, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng điều hoà khí huyết, trừ hàn thấp, ôn kinh, an thai, cầm máu.
Ở Ấn Độ, người ta cho biết cây có tác dụng điều kinh, trị giun, kháng sinh và lợi tiêu hoá; rễ bổ và kháng sinh.
Chỉ định:
Dược liệu ngải cứu có tác dụng điều hòa khí huyết, điều kinh, an thai, cầm máu. Dùng chữa các chứng bệnh: Kinh nguyệt không đều, bụng lạnh đau, băng huyết, rong kinh, động thai, thổ huyết, chảy máu cam, lỵ ra máu, viêm ruột…
Quá liều:
Chống chỉ định:
Người âm hư, huyết nhiệt không dùng.
Tác dụng phụ:
Thận trọng:
Tương tác thuốc:
Dược lực:
Dược động học:
Cách dùng:
Cách dùng: Dùng tươi hay phơi khô tán thành bột, hãm hoặc sắc uống. Ngày dùng 6-10g. Thường phối hợp với Ích mẫu, Cỏ gấu để điều hoà kinh nguyệt. Phối hợp với Gừng sống trị hàn lỵ ra huyết. Phối hợp với Hà thủ ô (liều bằng nhau), Phèn phi (2/10), kẹo Mạch nha làm hoàn làm thuốc bổ máu, trị sốt rét kinh niên. Có thể trộn bột Ngải cứu với Mạch nha, mật ong làm thuốc bổ máu.
Mô tả:
Ngải cứu là cây thảo sống dai, cao khoảng 1m, thân có rãnh dọc. Lá mọc so le, xẻ nhiều kiểu, từ xẻ lông chim đến xẻ thuỳ theo đường gân, mặt trên xanh đậm, mặt dưới trắng xanh, có lông. Hoa đầu màu lục nhạt, xếp thành chùm xim.
Bảo quản: