THÔNG TIN VỀ THÀNH PHẦN: KINH GIỚI
Tên khác:
Bán biên tô, Tiểu kinh giới, Bài hương thảo, Giả tô, Khương giới, Thử minh, Kinh giới huệ, Kinh giới thán
Thành phần:
Herba Elsholtziae ciliatae
Tác dụng:
Theo đó, kinh giới có vị cay, đắng, mùi thơm, tính ấm, vào 2 kinh: phế (phổi) và can (gan), có tác dụng làm ra mồ hôi, thanh nhiệt, tán hàn (hết lạnh), khu phong (loại trừ gió), chỉ ngứa (làm giảm ngứa), tán ứ (làm tan ứ), phá kết. Khi sao đen, kinh giới có tác dụng chỉ huyết (cầm máu).
Tác dụng giải biểu khu phong trừ thấp, cầm huyết, giải độc. Trị ngoại cảm phong hàn, phát sốt nhức đầu nghẹt mũi, ho, mẩn ngứa, ban sởi, mụn nhọt, xuất huyết. Kinh giới tuệ (hoa kinh giới) thường được hái vào mùa thu khi cây ra bông chớm nở khoảng 1/3, phơi nắng nhẹ dùng để làm thuốc.
Chỉ định:
Cảm mạo mùa hạ, say nắng, phát sốt không ra mồ hôi, ngực tức, bụng đau, nôn mửa, tiêu chảy, bệnh sởi, viêm thận, phù thũng, tiểu tiện bí, phong thấp, đau xương, đau mình, viêm họng, trúng gió, cấm khẩu, bại liệt, mụn nhọt, dị ứng.
Quá liều:
Chống chỉ định:
Một số trường hợp không nên dùng kinh giới là những người tự ra mồ hôi nhiều.
Tác dụng phụ:
Thận trọng:
Tương tác thuốc:
Dược lực:
Dược động học:
Cách dùng:
Cách dùng, liều lượng: 10 - 16g (khô) hay 30g cây tươi một ngày. Dạng thuốc sắc, hãm, có khi giã nát dùng tươi.
Mô tả:
Kinh giới là cây thảo cao 30-40cm hay hơn. Thân vuông, mọc đứng, có lông mịn. Lá mọc đối, phiến thuôn nhọn, dài 5-8cm, rộng 3cm, mép có răng cưa, cuống lá dài 2-3cm. Hoa nhỏ, không cuống, màu tím nhạt. Quả gồm 4 quả hạch nhỏ, nhẵn (quả bế tư). Cây ra hoa vào mùa hạ, mùa thu.
Bảo quản: