Ảnh hưởng của tolazolin tới huyết áp phụ thuộc vào tác dụng gây giãn mạch và kích thích tim của thuốc, thông thường thì huyết áp tăng lên khi sử dụng thuốc. Áp lực động mạch phổi giảm (đặc biệt ở các bệnh nhân tăng áp lực động mạch phổi) và sức cản của mạch phổi thông thường cũng sẽ giảm khi sử dụng thuốc. Tác dụng của tolazolin tới các mạch máu ở phổi có thể phụ thuộc vào pH; nhiễm acid có thể làm giảm tác dụng của thuốc.
Tolazolin kích thích tăng tiết nước bọt, nước mắt, dịch đường hô hấp, dịch tuỵ. Thuốc kích thích cơ trơn đường tiêu hoá, kích thích dạ dày bài tiết acid và pepsin. Các nghiên cứu cho thấy tolazolin có tác dụng ức chế aldehyd dehydrogenase.
Tolazolin có thể gây giãn đồng tử. Tiêm thuốc dưới kết mạc gây tăng nhẹ nhãn áp đặc biệt ở các bệnh nhân bị glôcôm nhưng khi tiêm hoặc uống thuốc thì không gây ảnh hưởng đến nhãn áp.
Điều trị tăng áp lực động mạch phổi kéo dài ở trẻ sơ sinh (còn tuần hoàn bào thai) khi các biện pháp hỗ trợ thông thường không đủ (thở oxy, thở máy...).
Quá liều:
Chống chỉ định:
Bệnh mạch vành đã biết hoặc nghi ngờ.
Sau tai biến mạch máu não.
Hạ huyết áp nặng.
Loét dạ dày.
Tác dụng phụ:
Tác dụng không mong muốn (ADR)
Thường gặp, ADR > 1/100
Thần kinh: Sởn gai ốc, dựng lông tóc; kiến cắn, ớn lạnh, đỏ bừng mặt, vã mồ hôi, đau đầu, hoa mắt.
Tiêu hoá: Buồn nôn, tiêu chảy, đau thượng vị.
Tim mạch: Hạ huyết áp hoặc tăng nhẹ.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Hạ huyết áp thế đứng (xảy ra khi dùng liều cao)
Máu: Giảm bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, giảm huyết cầu toàn bộ.
Chuyển hoá: Nhiễm kiềm chuyển hoá giảm clor-máu.
Hiếm gặp, ADR <1/1000
Tiết niệu: Thiểu niệu, đái ra máu, phù, viêm gan.
Tâm thần: Lú lẫn hoặc ảo giác.
Tim mạch: Tăng huyết áp mạnh, tim nhanh, loạn nhịp, cơn đau thắt tim, chảy máu phổi, nhồi máu cơ tim.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Nếu xảy ra tình trạng tụt huyết áp do sử dụng quỏ liều thì cách xử trí tốt nhất là giữ cho bệnh nhân nằm ngửa, đầu thấp. Nếu cần thiết, duy trì tuần hoàn bằng cách tiêm truyền dung dịch điện giải phù hợp. Điều trị tụt huyết áp bằng ephedrin. Không sử dụng adrenalin hoặc noradrenalin để nâng huyết áp vì các thụ thể alpha adrenergic đang bị tolazolin phong bế, nên adrenalin sẽ kích thích các thụ thể beta adrenergic làm trầm trọng thêm tình trạng tụt huyết áp.
Thận trọng:
Tolazolin kích thích bài tiết dịch vị và có thể gây loét do stress vì vậy trước khi điều trị nên cho trẻ nhỏ sử dụng các antacid để đề phòng xuất huyết đường tiêu hoá. Thận trọng khi sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm loét dạ dày, bệnh nhân có tiền sử hoặc nghi ngờ bị loét dạ dày.
Bệnh nhân sử dụng tolazolin cần được theo dõi chặt chẽ dấu hiệu tụt huyết áp toàn thân và phải có các liệu pháp xử lý tại các cơ sở y tế nếu cần thiết.Cần thận trọng dùng tolazolin cho người hạ huyết áp.
Đối với bệnh nhân bị hẹp van hai lá, khi tiêm tolazolin có thể gây tăng hoặc giảm áp lực động mạch phổi và tổng sức cản của phổi vì vậy cần sử dụng thuốc thận trọng ở các bệnh nhân này.
Khi tiêm động mạch tolazolin, cần phải tiến hành tại bệnh viện do thày thuốc chuyên khoa và phải theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh nhân. Khi tiêm động mạch, có thể gây ra cảm giác nóng hoặc rát bỏng ở chi đã tiêm; yếu cơ thoáng qua; chóng mặt tư thế; tim đập nhanh; cảm giác kiến bò; lo âu, rất hiếm khi gây hoại tử chi do chi đã bị suy giảm tưới máu nặng. Các triệu chứng này thông thường sẽ mất khi tiếp tục điều trị hoặc có thể đề phòng bằng cách cho bệnh nhân sử dụng histamin trước khi điều trị.
Thời kỳ mang thai:
Các nghiên cứu ảnh hưởng của tolazolin tới sinh sản trên động vật thí nghiệm chưa được tiến hành đầy đủ. Hiện vẫn chưa biết về ảnh hưởng của thuốc tới thai nhi, vì vậy chỉ sử dụng tolazolin cho phụ nữ mang thai khi thật cần thiết.
Thời kỳ cho con bú
Do vẫn chưa biết tolazolin có bài tiết vào sữa mẹ hay không, vì vậy phải thận trọng khi cho phụ nữ đang nuôi con bú dùng thuốc.
Tương tác thuốc:
Với rượu: Tolazolin có thể gây tích luỹ acetaldehyd khi uống rượu vì vậy về lý thuyết có thể gây ra phản ứng giống như disulfiram (sợ rượu).
Sử dụng liều cao tolazolin cựng với epinephrin hoặc norepinephrin có thể gây ra tình trạng tụt huyết áp nghịch lý trầm trọng tiếp theo là tăng huyết áp mạnh trở lại.
Với dopamin: Gây tụt huyết áp trầm trọng khi phối hợp.
Với ranitidin: Khi tiêm tĩnh mạch ranitidin ở 12 bệnh nhi đang điều trị giãn mạch phổi bằng tolazolin, thì bị thất bại trong việc giảm sức cản của mạch phổi và tuần hoàn chung.
Tương kỵ
Thuốc tiêm tolazolin hydroclorid không có tương kỵ với nhiều dung dịch tiêm truyền.
Dược lực:
Tolazolin là một dẫn chất của imidazolin, có cấu trúc liên quan đến phentolamin. Tolazolin trực tiếp gây giãn cơ trơn thành mạch, nên làm giãn mạch ngoại vi và làm giảm sức cản ngoại vi. Thuốc phong bế các thụ thể của hệ alpha adrenergic gây ức chế đáp ứng với các chất thuộc hệ adrenergic nhưng tác dụng này chỉ là tạm thời. Khi dùng liều thông thường, tác dụng phong bế hệ alpha adrenergic của tolazolin không đầy đủ và yêú hơn phentolamin. Tolazolin làm tăng lưu lượng máu ở da, tăng tần số tim và tăng hiệu suất của tim.
Dược động học:
Hấp thu: Tolazolin hydroclorid hấp thu nhanh và gần như hoàn toàn sau khi tiêm. Tác dụng giãn mạch mạnh nhất đạt được trong khoảng 30 đến 60 phút sau khi tiêm bắp.
Phân bố: Thuốc tập trung chủ yếu ở gan và thận. Chưa biết thuốc có bài tiết vào sữa hay không.
Thải trừ: Nửa đời thải trõ ở trẻ sơ sinh từ 1,5 đến 41 giờ. Thuốc thải trõ chủ yếu qua nước tiểu, phần lớn dưới dạng không đổi.
Cách dùng:
Điều trị tăng áp lực động mạch phổi kéo dài ở trẻ sơ sinh: Khởi đầu, tiêm chậm (trong vòng 10 phút) vào tĩnh mạch vùng da đầu 1 - 2 mg tolazolin hydroclorid/kg cân nặng. Sau đó tiêm truyền tĩnh mạch 1 - 2 mg/kg/giờ. Nếu bệnh nhân đi tiểu ít nên sử dụng mức liều duy trì thấp hơn để tránh tình trạng tích lũy thuốc. Đáp ứng, nếu có, phải rõ ràng trong vòng 30 phút sau khi tiêm liều đầu tiên. Hiện nay vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm trong các trường hợp tiêm truyền kéo dài hơn 36 - 48 giờ.
Mô tả:
Bảo quản: