Ospexin 250mg

  • Than phiền
  • gplus
  • pinterest
Số đăng ký:
Nhóm dược lý:
Thành phần: Cephalexin
Dạng bào chế:
Quy cách đóng gói:
Hạn sử dụng:
Công ty sản xuất:
Công ty đăng ký:
Tham vấn y khoa: Dr. Le Khac Hieu
Biên tập viên: Thu Huyen
Biểu đồ giá thuốc
Chỉ định:
Nhiễm trùng nhẹ đến tương đối nặng do vi khuẩn nhạy cảm với cephalosporin như:
- Nhiễm trùng tiết niệu và hệ sinh dục, kể cả viêm tuyến tiền liệt gây ra do E.Coli, Pr.mirabilis và Klebsiella.
- Nhiễm trừng da và mô mềm do Staphylococci hay Streptococci.
- Nhiễm trùng xương và khớp, kể cả viêm tủy xương do Staphylococci hay Pr. Mirabilis.
- Nhiễm trùng đường hô hấp do S.pneumonia và Streptococci tiêu huyết nhóm A.
- Viêm tai giữa và viêm họng do S. pneumonia, H.Influenza, Staphylococci, Streptococci và Neisseria catarrhalis. Trong nha khoa, nhiễm do Staphylococci hay Streptococci. Tiếp nối với việc điều trị bằng cephalosporin đường tiêm.

Chống chỉ định:
Mẫn cảm hay nghi ngờ quá mẫn với cephalosporin. Nên xem xét đến khả năng xảy ra dị ứng chéo ở những bệnh nhân quá mẫn cảm với penicillin (tần suất khoảng 5-10%). Nhiễm trùng toàn thân nặng cần điều trị bằng cephalosporin đường tiêm và không nên điều trị bằng đường uống trong giai đoạn cấp tính.

Tương tác thuốc:


Tác dụng ngoại y (phụ):
Tác dụng phụ tương đối hiếm gặp. Chưa có báo cáo nào về tác dụng phụ nặng. Các tác dụng phụ thỉnh thoảng gặp gồm có: triệu chứng đường tiêu hóa như là tiêu chảy (thường tự cải thiện mà không cần phải ngưng thuốc), nhức đầu, choáng váng, lú lẫn, viêm miệng, nhiễm Monilia âm đạo, ngứa hậu môn. Tiêu chảy trong khi trị liệu nên nghi ngờ ngay là do viêm đại tràng giả mạc (xem thêm phần Thận trọng). Thỉnh thoảng gặp bất thường chức năng thận có thể phục hồi. Tác dụng phụ trên máu: tăng bạch cầu ái toan và giảm bạch cầu trung tính. Cũng như một số penicillin và cephalosporin khác, viêm gan ứ mật thoáng qua được ghi nhận ở một số trường hợp. Phản ứng dị ứng da như ngứa, nổi mề đay hay nổi mẩn da rất hiếm gặp (hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens-Johnson). Phản ứng dị ứng với cephalosporin nói chung là ít trầm trọng hơn so với các phản ứng dị ứng với penicillin, nhưng các phản ứng này xảy ra với một tần suất cao hơn ở bệnh nhân dị ứng với penicillin. Phản ứng phản vệ có thể xảy ra trong một số trường hợp cá biệt. Thỉnh thoảng cũng gặp viêm thận mô kẽ. Các biểu hiện dị ứng biến mất khi ngưng thuốc.

Chú ý đề phòng:

- Người lớn: Liều thường dùng cho nguời lớn: 250-500 mg cách 6 giờ/lần, tùy theo mức độ nhiễm khuẩn. Liều có thể lên tới 4g/ngày.
- Trẻ em: 25-60 mg/kg thể trọng trong 24 giờ, chia thành 2-3 lần uống. Trường hợp nhiễm khuẩn nặng, liều tối đa là 100 mg/kg thể trọng trong 24 giờ.

Liều lượng:

- Người lớn: Liều thường dùng cho nguời lớn: 250-500 mg cách 6 giờ/lần, tùy theo mức độ nhiễm khuẩn. Liều có thể lên tới 4g/ngày.
- Trẻ em: 25-60 mg/kg thể trọng trong 24 giờ, chia thành 2-3 lần uống. Trường hợp nhiễm khuẩn nặng, liều tối đa là 100 mg/kg thể trọng trong 24 giờ.

Bảo quản:




THÔNG TIN VỀ THÀNH PHẦN: CEPHALEXIN

Tên khác:


Thành phần:
Cephalexin

Tác dụng:
Cephalexin có phổ tácdụng trung bình, tác dụng trên các vi khuẩn gram dương như tụ cầu, liên cầu, phế cầu( trừ liên cầu kháng methicillin).

Cephalexin cũng có tác dụng trên một số vi khuẩn gram âm như E.coli, Klebsiella pneumoniae, Proteus mirabilis và Shigella.

Có các chủng kháng: Enterococcus, Staphylococcus kháng methicillin, Proteus có phản ứng indol dương tính, các Enterobacter, Pseudomonas aeruginosa, Bacteroid.

Chỉ định:
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp: viêm phế quản cấp và mãn và giãn phế quản có bội nhiễm. - Nhiễm khuẩn tai mũi họng: viêm tai giữa, viêm xương chũm, viêm xoang, viêm amydale và viêm họng. 

Quá liều:
Nồng độ trong huyết thanh của cefalexine có thể giảm một phần lớn do thẩm phân phúc mạc hay thẩm phân máu.

Chống chỉ định:
Mẫn cảm với céphalosporine.

Tác dụng phụ:
Một số ít bệnh nhân dùng Cefalexine có thể bị rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy. Như với những kháng sinh phổ rộng khác, Cefalexine có thể gây tăng trưởng vi khuẩn cộng sinh (đôi khi có thể xuất hiện Candida albicans dưới dạng viêm âm đạo).

Một số rất ít bệnh nhân có xảy ra giảm bạch cầu trung tính có hồi phục.

Ít khi có nổi ban do thuốc, mề đay và dát sần.

Thận trọng:
Cefalexine thường được dung nạp tốt ở bệnh nhân dị ứng penicilline, tuy nhiên cũng có một số rất ít phản ứng chéo xảy ra. Giống như những kháng sinh được đào thải chủ yếu qua thận, khi chức năng thận suy yếu, nên giảm bớt liều lượng Cefalexine cho thích hợp (xem Liều lượng).

Ở bệnh nhân dùng Cefalexine, có thể gây phản ứng dương tính giả tạo trong xét nghiệm glucose niệu với dung dịch Benedict hay dung dịch Fehling hoặc có dương tính giả tạo với các viên nén "Clinitest" nhưng không có tác dụng này với các xét nghiệm dựa trên cơ sở enzyme.

Cefalexine có thể ảnh hưởng lên xét nghiệm creatinine bằng picrate kiềm, cho một kết quả cao giả, tuy nhiên mức độ tăng cao hầu như không quan trọng trên lâm sàng.

LÚC CÓ THAI

Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và kinh nghiệm trong lâm sàng không cho thấy bằng chứng về tác động gây quái thai, tuy nhiên nên thận trọng khi dùng trong những tháng đầu của thai kỳ như đối với mọi loại thuốc khác.

Tương tác thuốc:
Tránh dùng cephalexin cho bệnh nhân bị dị ứng với kháng sinh nhóm cephalosporin. Vì cephalexin có quan hệ hóa học với penicillin, đôi khi một bệnh nhân có phản ứng dị ứng (thậm chí phản vệ) với cả hai thuốc. Điều trị cephalexin cũng như các kháng sinh khác có thể làm thay đổi vi khuẩn chí bình thường ở đại tràng, cho phép C. difficile tǎng sinh quá mức, đây là một vi khuẩn gây viêm đại tràng giả mạc. Bệnh nhân bị viêm đại tràng giả mạc do hậu quả của điều trị kháng sinh có thể bị ỉa chảy, đau bụng, sốt, thậm chí sốc. Cephalexin không gây quen thuốc. Chưa xác định được độ an toàn sử dụng ở trẻ em.

Dược lực:
Cephalexin là một kháng sinh diệt khuẩn có hoạt tính lên nhiều loại vi khuẩn gram dương và gram âm.

Cephalexin bền vững với tác động của penicillinase của Staphylococcus, do đó kháng lại các chủng Staphylococcus aureus không nhạy cảm với penicilli (hay ampicillin) do có khả năng sản xuất enzyme penicillinase. Cephalexin cũng có hoạt tính lên đa số các E. coli đề kháng ampicillin.

Dược động học:
Cephalexine hầu như được hấp thu hoàn toàn, ngay cả khi có sự hiện diện của thức ăn, và không bị ảnh hưởng bởi các bệnh đường tiêu hóa, sau khi cắt một phần dạ dày, chứng thiếu acid chlorhydrique, vàng da hay bệnh có túi thừa (ở tá tràng hay hổng tràng). Thuốc được đào thải với nồng độ cao qua nước tiểu.

Thời gian bán hủy thường khoảng 1 giờ, nhưng lâu hơn ở trẻ sơ sinh (xem Liều lượng).

Cephalexin có mức độ an toàn cao.

Cách dùng:
Ða số trường hợp nhiễm trùng ở người lớn đáp ứng với liều uống 1-2 g/ngày chia làm nhiều lần. Ðối với hầu hết các nhiễm trùng, chế độ liều lượng đơn giản như sau có thể thỏa đáng:

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 500mg x 3 lần mỗi ngày.

Trẻ em 5-12 tuổi: 250mg x 3 lần mỗi ngày.

Trẻ em 1-5 tuổi: 125mg x 3 lần mỗi ngày.

Dưới 1 tuổi: 125mg x 2 lần mỗi ngày.

Ðể phù hợp hoàn cảnh, đặc biệt với bệnh nhân đi lại thường xuyên, lượng dùng hàng ngày có thể chia làm 2 liều bằng nhau, nghĩa là 1g x 2 lần mỗi ngày cho người lớn mắc bệnh nhiễm trùng đường niệu.

Cũng nên xem xét cân nhắc các thông tin sau:

Người lớn:

Nhiễm trùng nặng hay khu trú sâu, đặc biệt trong những trường hợp vi khuẩn kém nhạy cảm: nên tăng liều đến 1g x 3 lần mỗi ngày, hay 1,5g x 4 lần mỗi ngày.

Dự phòng nhiễm trùng đường tiểu tái phát: liều khuyến cáo nên dùng là 125mg mỗi tối và có thể dùng liên tục trong vài tháng.

Trẻ em: nên tính toán liều lượng dựa trên trọng lượng cơ thể, đặc biệt ở các trẻ nhỏ. Các khuyến cáo về liều lượng sau cho trẻ em dựa trên liều lượng bình thường 25-60mg/kg/ngày. Ðối với các nhiễm trùng mãn, nhiễm trùng trầm trọng hay khu trú sâu, liều lượng này nên tăng đến 100mg/kg/ngày (dùng tối đa 4 ngày).

Trẻ nhỏ hơn hoặc 3 tháng tuổi: 62,5-125mg x 2 lần mỗi ngày.

Trẻ 4 tháng-2 năm: 62,5-125mg x 4 lần mỗi ngày hay 125-500mg x 2 lần mỗi ngày.

Trẻ 3-6 tuổi: 125-250mg x 4 lần mỗi ngày hay 250-500mg x 2 lần mỗi ngày.

Trẻ em 7-12 tuổi: 250-500mg x 4 lần mỗi ngày hay 500-1g x 2 lần mỗi ngày.

Chú ý: đối với hầu hết các nhiễm trùng cấp, nên tiếp tục điều trị ít nhất hai ngày sau khi các dấu hiệu trở lại bình thường và triệu chứng giảm bớt, nhưng trong các nhiễm trùng đường niệu và giang mai phức tạp, tái phát hay mãn tính nên điều trị 2 tuần (dùng 500mg x 4 lần mỗi ngày). Ðối với bệnh lậu, thường dùng liều duy nhất 3 g với 1 g probenecide cho đàn ông và 2g với 0,5g probenecide cho phụ nữ. Dùng kết hợp với probénécide sẽ làm kéo dài thời gian đào thải của cefalexine và làm tăng nồng độ trong huyết thanh đến 50-100%. Cho đến nay, Cefalexine chưa cho thấy có độc tính lên thận, tuy nhiên như đối với những kháng sinh đào thải chủ yếu do thận, có thể xuất hiện sự tích tụ không cần thiết khi chức năng thận giảm dưới một nửa mức bình thường. Do đó, liều lượng tối đa được khuyến cáo (nghĩa là 6g/ngày cho người lớn và 4g/ngày cho trẻ em) nên giảm cho phù hợp ở những bệnh nhân này.

Ở người già, nên xem xét cân nhắc khả năng suy thận.

Người lớn đang điều trị thẩm phân từng đợt nên dùng thêm 500mg sau mỗi đợt thẩm phân, nghĩa là liều tổng cộng tối đa 1 g vào ngày đó. Ðối với trẻ em, nên dùng liều bổ sung là 8mg/kg.

Mô tả:


Bảo quản:
Viên nén và viên nang nên bảo quản ở nhiệt độ phòng trong bao bì kín. Dịch treo uống nên để tủ lạnh trong bao bì kín.





+ "Lưu ý những sản phẩm đăng trên website thuộc loại thực phẩm chức năng: những sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh"
+ Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ
+ Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng

Danh sách bình luận


Tham gia bình luận

Đánh giá:
Ospexin 250mg Ospexin 250mgProduct description: Ospexin 250mg : Nhiễm trùng nhẹ đến tương đối nặng do vi khuẩn nhạy cảm với cephalosporin như: - Nhiễm trùng tiết niệu và hệ sinh dục, kể cả viêm tuyến tiền liệt gây ra do E.Coli, Pr.mirabilis và Klebsiella. - Nhiễm trừng da và mô mềm do Staphylococci hay Streptococci. - Nhiễm trùng xương và khớp, kể cả viêm tủy xương do Staphylococci hay Pr. Mirabilis. - Nhiễm trùng đường hô hấp do S.pneumonia và Streptococci tiêu huyết nhóm A. - Viêm tai giữa và viêm họng do S. pneumonia, H.Influenza, Staphylococci, Streptococci và Neisseria catarrhalis. Trong nha khoa, nhiễm do Staphylococci hay Streptococci. Tiếp nối với việc điều trị bằng cephalosporin đường tiêm.GT GT91189


Ospexin 250mg


Nhiem trung nhe den tuong doi nang do vi khuan nhay cam voi cephalosporin nhu: - Nhiem trung tiet nieu va he sinh duc, ke ca viem tuyen tien liet gay ra do E.Coli, Pr.mirabilis va Klebsiella. - Nhiem trung da va mo mem do Staphylococci hay Streptococci. - Nhiem trung xuong va khop, ke ca viem tuy xuong do Staphylococci hay Pr. Mirabilis. - Nhiem trung duong ho hap do S.pneumonia va Streptococci tieu huyet nhom A. - Viem tai giua va viem hong do S. pneumonia, H.Influenza, Staphylococci, Streptococci va Neisseria catarrhalis. Trong nha khoa, nhiem do Staphylococci hay Streptococci. Tiep noi voi viec dieu tri bang cephalosporin duong tiem.
RẤT NHIỀU SẢN PHẨM

DANH BẠ PHONG PHÚ

Đa dạng hàng trăm ngàn thuốc

CÁC THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG

ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC

Chi tiết từng ngõ, phố, quận, huyện

TIN TỨC CẬP NHẬT

TIN SỨC KHỎE HỮU ÍCH

Các tin y tế cập nhật liên tục

HỖ TRỢ NHANH CHÓNG

HỖ TRỢ NHANH CHÓNG

Tư vẫn miễn phí, nhiệt tình

RẤT NHIỀU SẢN PHẨM

DANH BẠ PHONG PHÚ

Đa dạng hàng trăm ngàn thuốc

TIN TỨC CẬP NHẬT

TIN SỨC KHỎE HỮU ÍCH

Các tin y tế cập nhật liên tục

Giá Thuốc www.giathuoc.net Hà Nội, Việt Nam 123 ABC VN-HN 10000 VN ‎0912121212